Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 1

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 1 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Quốc gia nào ở Đông Nam Á giữ được độc lập, trở thành vùng đệm giữa khu vực thuộc địa của thực dân Anh và thực dân Pháp?

  • A. Ma-lai-xi-a.
  • B. In-đô-nê-xi-a.
  • C. Phi-lip-pin.
  • D. Xiêm.

Câu 2. Đọc đoạn tư liệu sau và trả lời câu hỏi:

Trong quân bày rượu tấu nhạc, đang đêm bỗng có tin báo quân Nguyễn Huệ đã đến nơi, mới hốt hoảng chống cự. Quân địch dùng voi chở đại pháo xung phả quân ta, quân ít không địch nổi số đông, trong đêm đen tự dẫm đạp lên nhau mà chạy,… Tôn Sĩ Nghị đoạt đường vượt sông Phú Lương, rồi lập tức chặt cầu phảo để đoạn hậu, vì vậy những quân còn lại trên bờ, Đề đốc Hứa Thế Hanh, Tổng binh Trương Triều Long, cùng quan quân phù dịch hơn vạn người, đều chen nhau chết đuối cả.

(Thanh sử cảo, Quyển 527, dẫn theo: Châu Hải Đường, An Nam truyện, ghi chép về Việt Nam trong chính sử Trung Quốc xưa, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội, 2018, tr.141)

Đoạn tư liệu trên phản ánh điều gì?

  • A. Người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ chống quân Thanh trong trận Rạch Gầm – Xoài Mút.
  • B. Sự bất ngờ, lo sợ và hỗn loạn của quân Thanh.
  • C. Quân Thanh thất trận, Tôn Sĩ Nghị đầu hàng.
  • D. Quân địch thua trận, dẫm đạp lên nhau mà chạy.

Câu 3. Năm 1788 diễn ra sự kiện gì trong phong trào Tây Sơn?

  • A. Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa (Hà Nội), đánh tan 29 vạn quân Thanh.
  • B. Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.
  • C. Chiếm được phủ thành Quy Nhơn.
  • D. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.

Câu 4. Ý nào không phản ánh đúng đặc điểm chung của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm thắng lợi của dân tộc trước năm 1858?

  • A. Đều chống lại sự xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc.
  • B. Đều kết thúc bằng một trận quyết chiến chiến lược, đập tan ý đồ xâm lược của kẻ thù.
  • C. Đều là cuộc chiến tranh chính nghĩa, bảo vệ độc lập của dân tộc.
  • D. Nhân đạo, hòa hiếu đối với kẻ xâm lược bại trận.

Câu 5. Lý Bí đặt tên nước Vạn Xuân thể hiện điều gì?

  • A. Mong muốn quốc gia tồn tại lâu dài, yên vui.
  • B. Mong muốn đất nước liên tục ở trong mùa xuân.
  • C. Mong muốn vua tôi, nhân dân tránh xa được các cuộc đàn áp, xâm lược của nhà Lương.
  • D. Mong muốn nhân dân quyết tâm bảo vệ độc lập, tự chủ của đất nước.

Câu 6. Đặc điểm chung của các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Đông Nam Á giai đoạn 1920 – 1945 là:

  • A. Các nước Đông Nam Á lần lượt hoàn thành cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • B. Là giai đoạn chuyển tiếp từ đấu tranh chống xâm lược sang đấu tranh giành độc lập dân tộc.
  • C. Phong trào đấu tranh theo ý thức hệ phong kiến dần được thay thế bằng phong trào theo xu hướng tư sản.
  • D. Giai cấp vô sản bắt đầu bước lên vũ đài chính trị trong khu vực.

Câu 7. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong lịch sử Việt Nam là:

  • A. Tinh thần yêu nước, ý chí bất khuất của người Việt.
  • B. Lòng nhân ái, yêu chuộng hòa bình của người Việt.
  • C. Nghệ thuật quân sự sáng tạo, sự chỉ huy tài tình của các binh sĩ.
  • D. Tinh thần cần cù, sáng tạo của các tầng lớp nhân dân.

Câu 8. Ý nào không phải là chính sách cai trị về chính trị của thực dân phương Tây đối với các nước Đông Nam Á?

  • A. Thi hành chính sách “chia để trị” nhằm chia rẽ, làm suy yếu sức mạnh dân tộc của các nước Đông Nam Á.
  • B. Chú trọng xây dựng và sử dụng lực lượng quân đội người bản địa, bảo vệ bộ máy cai trị.
  • C. Các thế lực phong kiến địa phương được duy trì để thi hành chính sách cai trị thuộc địa.
  • D. Kìm hãm người dân ở các nước thuộc địa trong tình trạng lạc hậu, nghèo đói.

Câu 9. Trong lĩnh vực văn hóa, Hồ Quý Ly và Triều Hồ đã:

  • A. Chú trọng Nho giáo và Phật giáo.
  • B. Đề cao Đạo giáo.
  • C. Hạn chế sự phát triển của Phật giáo.
  • D. Khuyến khích Phật giáo, hạn chế Đạo giáo.

Câu 10. Điền vào dấu ba chấm (…): …………….là kinh đô nước Đại Ngu. Đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn hiếm hoi ở Việt Nam, duy nhất còn lại ở tại Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.

  • A. Thành Đa Bang.
  • B. Thành Tây Đô.
  • C. Thành Hoa Lư.
  • D. Thành Cổ Loa.

Câu 11. Có thể nhận định Hồ Quý Ly là:

  • A. Nhà cải cách táo bạo và kiên quyết.
  • B. Nhà cải cách hành chính toàn diện.
  • C. Nhà cải cách văn hóa, giáo dục có tầm nhìn và năng lực.
  • D. Nhà cải cách lớn và triệt để.

Câu 12. Ý nào sau đây không phản ánh đúng sự khủng hoảng, suy vong của nhà Trần vào cuối thế kỉ XIV?

  • A. Kinh tế suy sụp, mất mùa, đói kém liên miên.
  • B. Vua quan ăn chơi sa đọa, không quan tâm đến đời sống nhân dân.
  • C. Nhà Minh chuẩn bị đem quân xâm lược Đại Việt.
  • D. Các cuộc khởi nghía của nông dân, nô tì nổ ra ở khắp nơi.

Câu 13. Tượng đài La-pu-la-pu (lãnh đạo đội quân đánh thắng thực dân Tây Ban Nha) ngày nay được đặt ở:

  • A. Thái Lan.
  • B. Xin-ga-po.
  • C. Phi-lip-pin.
  • D. In-đô-nê-xi-a.

Câu 14. Truyền thống quý báu của phụ nữ Việt Nam trong công cuộc đấu tranh chống ngoại xâm được Hai Bà Trưng, Bà Triệu thể hiện qua câu tục ngữ, ca dao nào dưới đây?

  • A. Nhiễu điều phủ lấy giá gương/Người trong một nước phải thương nhau cùng.
  • B. Giặc đến nhà đàn bà cũng đánh.
  • C. Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.
  • D. Dân ta nhớ một chữ đồng/Đồng tình, đồng sức, đồng lòng, đồng minh.

Câu 15. Ý nghĩa của việc thực hiện chính sách hạn điền, hạn nô trong cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ là gì?

  • A. Thể hiện tư tưởng tiến bộ nhằm xây dựng nền kinh tế ngày một phát triển.
  • B. Tăng thêm sức mạnh, thế lực của tầng lớp quý tộc, tôn thất Triều Trần.
  • C. Bước đầu ổn định tình hình xã hội đất nước.
  • D. Tăng cường quyền lực của Nhà nước quân chủ trung ương tập quyền.

Câu 16. Ý nào dưới đây không đúng về ảnh hưởng của chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

  • A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • B. Tranh chấp biên giới.
  • C. Tranh chấp lãnh thổ.
  • D. Gắn kết khu vực với thế giới.

Câu 17. Cuộc khởi nghĩa nào ở In-đô-nê-xi-a thể hiện sự hưởng ứng của các lãnh chúa và sự tham gia của đông đảo người dân trên đảo Gia-va?

  • A. Khởi nghĩa của hoàng thân Si-vô-tha.
  • B. Khởi nghĩa của A-cha-xoa.
  • C. Khởi nghĩa của hoàng tử Đi-pô-nê-gô-rô.
  • D. Khởi nghĩa của Đa-ga-hô.

Câu 18. Chỉ ra đặc điểm chung của hai tư liệu dưới đây:

Tư liệu 1: Trần Quốc Tuấn đã tổng kết nguyên nhân thắng lợi “vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.79)

Tư liệu 2: Khi họp bàn về kế sách chống giặc Minh, Hồ Nguyên Trừng nói: “Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi”.

(Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.211)

  • A. Nguyên nhân chính đưa đến thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm là sự lãnh đạo, chỉ huy của các tướng lĩnh tài ba.
  • B. Sự khẳng định các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là các cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc.
  • C. Tinh thần đoàn kết, trên dưới một lòng của vua tôi đã tạo nên thắng lợi của cuộc kháng chiến chống ngoại xâm.
  • D. Bài học kinh nghiệm trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay là tinh thần yêu nước.

Câu 19. Nội dung nào không phản ánh đúng phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Nam Á lục địa?

  • A. Ở Miến Điện, thực dân Hà Lan phải trải qua 3 cuộc chiến tranh kéo dài hơn 60 năm mới chiếm được Miến Điện.
  • B. Ở Việt Nam, thực dân Pháp phải mất 26 năm mới đặt được ách đô hộ trên toàn bộ đất nước.
  • C. Phong trào đấu tranh chống thực dân xâm lược ở các nước Đông Dương làm chậm lại quá trình xâm lược của thực dân Pháp.
  • D. Ở Cam-pu-chia, các cuộc khởi nghĩa của A-cha-xoa, Pu-côm-bô gây nhiều tổn thất cho thực dân Pháp.

Câu 20. Các nước Đông Nam Á hải đảo là đối tượng đầu tiên thu hút sự chú ý của thực dân phương Tây, vì đây là khu vực:

  • A. Giàu tài nguyên, có nguồn nguyên liệu, hàng hóa phong phú.
  • B. Thường xuyên diễn ra hoạt động truyền giáo.
  • C. Kinh tế phát triển đạt đến đỉnh cao, đời sống nhân dân sung túc, ấm no.
  • D. Xuất hiện tình trạng xói mòn các giá trị văn hóa truyền thống.

Câu 21. Một trong những lí do Pháp nổ sung xâm lược Việt Nam là:

  • A. Triều Nguyễn đã kí hiệp ước buôn bán với Anh.
  • B. Tây Ban Nha buộc Pháp xâm lược Việt Nam.
  • C. Triều Nguyễn thực hiện chính sách cấm đạo Thiên chúa.
  • D. Pháp đã xâm lược xong Lào và Cam-pu-chia.

Câu 22. Việc đặt tên đường, phố, trường học,… gắn liền với tên nhân vật lịch sử trong các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam thể hiện điều gì?

  • A. Sự ghi nhận, biết ơn của hậu thế đối với công lao của các nhân vật lịch sử.
  • B. Là một hình thức học tập lịch sử của những người nghiên cứu Sử học.
  • C. Là bài học về tinh thần yêu nước của các anh hùng hào kiệt cần được truyền bá.
  • D. Sự truyền bá tri thức lịch sử đối với thế hệ học sinh hiện nay.

Câu 23. Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh (1789) là:

  • A. Tốt Động – Chúc Động.
  • B. Ngọc Hồi – Đống Đa.
  • C. Chi Lăng – Xương Giang.
  • D. Rạch Gầm – Xoài Mút.

Câu 24. Quốc gia nào ở Đông Nam Á trở thành “con rồng” kinh tế của châu Á?

  • A. Phi-lip-pin.
  • B. Ma-lai-xi-a.
  • C. Việt Nam.
  • D. Xin-ga-po.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.
  • b. Theo em, nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng được những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc ta và đóng góp thêm những gì vào kho tàng ấy?

Câu 2 (1,0 điểm). Viết đoạn văn ngắn giới thiệu hiểu biết của em về Thành nhà Hồ.

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

    Câu 1

    Câu 2

    Câu 3

    Câu 4

    Câu 5

    Câu 6

    Câu 7

    Câu 8

    D

    B

    B

    A

    A

    D

    A

    D

    Câu 9

    Câu 10

    Câu 11

    Câu 12

    Câu 13

    Câu 14

    Câu 15

    Câu 16

    C

    B

    A

    C

    C

    B

    D

    D

    Câu 17

    Câu 18

    Câu 19

    Câu 20

    Câu 21

    Câu 22

    Câu 23

    Câu 24

    C

    C

    A

    A

    C

    A

    B

    D

  • B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

  • a. Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn:

Câu 2:

Thành Nhà Hồ là tên thường gọi của tòa thành bằng đá còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, thuộc miền Bắc Việt Nam. Thành còn có tên gọi khác như: thành An Tôn vì khu vực này vào cuối thời Trần có tên là động An Tôn; thành Tây Đô vì thành là kinh đô của nước Đại Việt (1397 - 1400) và Đại Ngu (1400 - 1407); thành Tây Kinh để phân biệt với Đông Kinh (Thăng Long); Thạch Thành vì thành được xây toàn bằng đá; thành Tây Giai vì thành thuộc thôn Tây Giai. Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Di sản Văn hóa Thế giới Thành Nhà Hồ giữ vai trò quan trọng, là nguồn tài nguyên vô hạn cho việc khai thác, phục vụ phát triển du lịch. Từ đó kích thích tiêu dùng tạo ra những sản phẩm mang giá trị đặc trưng, làm thỏa mãn các nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng thu nhập cho người dân địa phương và đem lại nguồn tài chính đáng kể, góp phần làm tốt công tác bảo tồn. Hơn nữa, việc phát huy tốt giá trị của di sản còn mang lại một lợi nhuận vô giá về mặt tinh thần, bởi thông qua việc hiểu biết về di sản văn hóa sẽ có tác động trực tiếp tới phương diện giáo dục, giúp vun đắp tình cảm cho mỗi cá nhân và cộng đồng.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 kết nối, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác