Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 3

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 3 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 3

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Năm 1460, vua Lê Thánh Tông lên ngôi trong bối cảnh bộ máy hành chính nhà nước như thế nào?

  • A. Bắt đầu bộc lộ một số hạn chế.
  • B. Đã khắc phục được tình trạng phân quyền.
  • C. Dần được hoàn thiện.
  • D. Tổ chức hành chính giữa các khu vực có sự thống nhất.

Câu 2. Thời Minh Mạng, bộ máy chính quyền địa phương trong cả nước gồm:

  • A. Các châu, phủ, huyện.
  • B. 30 tỉnh và 1 phủ.
  • C. 20 tỉnh và 3 phủ.
  • D. 34 tỉnh và 4 phủ.

Câu 3. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đãgiúp tập trungtối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. Bãi bỏ chức Tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo.
  • B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
  • C. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình.
  • D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình.

Câu 4. Cơ mật viện thời vua Minh Mạng có chức năng, nhiệm vụ gì?

  • A. Chuyển và tiếp nhận công văn từ triều đình đến các địa phương và ngược lại.
  • B. Tư vấn tối cao cho nhà vua những vấn đề quân sự quan trọng.
  • C. Giám sát, thanh tra hoạt động của Đô sát viện và Lục khoa.
  • D. Giảng dạy kinh sử, đào tạo nhân tài.

Câu 5. Tổ chức hành chính giữa Bắc Thành và Gia Định Thành, giữa đồng bằng và miền núi còn thiếu thống nhất biểu hiện điều gì?

  • A. Bộ máy chính quyền nhà nước còn non trẻ.
  • B. Bộ máy chính nhà nước còn lỏng lẻo.
  • C. Bộ máy quan lại thời Gia Long còn chưa chặt chẽ.
  • D. Bộ máy hành chính thời Gia Long còn yếu kém.

Câu 6. Tại sao Lê Thái Tông bãi bỏ một số chức vụ cao cấp như: Tướng quốc, Đại tổng quản, Đại hành khiển?

  • A. Tránh việc gây chia sẻ trong triều.
  • B. Vua muốn thay đổi không theo lệ cũ.
  • C. Tập trung quyền lực vào tay vua.
  • D. Tinh giản, đỡ cồng kềnh và quan liêu.

Câu 7. Một trong những điểm mới của bộ Quốc triều hình luật (Luật Hồng Đức) là:

  • A. Có sự gia tăng hình phạt đối với người phạm tội nếu đã đến tuổi trưởng thành.
  • B. Đề cao quyền lợi và địa vị của nam giới.
  • C. Bảo vệ phụ nữ, người già, người tàn tật, trẻ em.
  • D. Xóa bỏ hình phạt đối với người phạm tội nến tàn tật hoặc còn nhỏ.

Câu 8. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói vềkết quả của cuộc cải cách Minh Mạng?

  • A. Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.
  • B. Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước.
  • C. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ.
  • D. Khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước, tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

Câu 9. Tạo thuận lợi cho việc quản lí nhà nước từ trung ương đến địa phương, hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn trước. Đó là:

  • A. Ý nghĩa của cải cách Minh Mạng.
  • B. Thành tựu của cải cách Minh Mạng.
  • C. Kết quả của cải cách Minh Mạng.
  • D. Bài học của cải cách Minh Mạng.

Câu 10. Đối với vùng dân tộc thiểu số, vua Minh Mạng thực hiện chính sách cải cách hành chính gì?

  • A. Thực hiện chế độ cai trọ của các tù trưởng địa phương.
  • B. Những người thân như anh, em, cha, con, thầy, trò,…không được làm quan cùng một chỗ.
  • C. Tuyển chọn các tù trưởng địa phương chủ yếu thông qua khoa cử. Chú trọng xây dựng đội ngũ tù trưởng có năng lực và phẩm chất tốt.
  • D. Đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

Câu 11. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách quân đội và quốc phòng trong cải cách của vua Lê Thánh Tông?

  • A. Cải tổ hệ thống quân đội, chia quân đội làm hai loại là cấm binh và ngoại binh.
  • B. Thống kê hết số nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên, nhằm tăng cường số lượng binh lính trong quân đội.
  • C. Duyệt binh sĩ hàng năm.
  • D. Quy định cứ 3 năm tổ chức một kì thi khảo võ nghệ của quân sĩ và định lệ thưởng phạt.

Câu 12. Chế độ lộc điền là:

  • A. Chế độ chia ruộng đất thành các phần bằng nhau, ban cấp lần lượt cho quan lại từ tam phẩm trở xuống đến tất cả các tầng lớp nhân dân.
  • B. Chế độ ban cấp ruộng đất làm bổng lộc cho quý tộc, quan lại cao cấp từ tứ phẩm trở lên.
  • C. Chế độ chia ruộng đất cho trẻ em mồ côi, đàn bà góa, người tàn tật,…
  • D. Chế độ ban cấp ruộng đất xã nào chia cho dân xã đấy.

Câu 13. Nội dung cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX để lại bài học kinh nghiệm gì?

  • A. Chế độ giám sát đươc chú trọng tiên quyết.
  • B. Coi trọng việc xét xử và giải quyết kiện tụng.
  • C. Nguyên tắc hoạt động của bộ máy nhà nước.
  • D. Bài học về cải cách giáo dục, khoa cử.

Câu 14. Điểm khác nhau về biện pháp cải cách hành chính của vua Minh Mạng so với cải cách của vua Lê Thánh Tông là gì?

  • A. Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.
  • B. Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền.
  • C. Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề trọng đại.
  • D. Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian.

Câu 15. Cuộc cải cách của vua Lê Thánh Tông đã mang lại kết quả gì?

  • A. Góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước, tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
  • B. Củng cố tiềm lực của đất nước để chuẩn bị đối phó với giặc ngoại xâm.
  • C. Tổ chức cơ cấu bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chẽ.
  • D. Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Câu 16. Cải cách của vua Lê Thánh Tông trên lĩnh vực giáo dục – khoa cử đã có tác dụng như thế nào đối với đất nước?

  • A. Góp phần đào tạo một hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước.
  • B. Góp phần tạo ra những hiền tài là nguyên khí cho quốc gia.
  • C. Góp phần xóa bỏ những người bất tài trong bộ máy nhà nước.
  • D. Góp phần xóa bỏ tện nạn mua quan, bán tước.

Câu 17. Điểm khác nhau về mục đích giữa cải cách Minh Mạng với cải cách của Lê Thánh Tông là:

  • A. Tăng cường quyền lực Nho giáo trong quản lí nhà nước.
  • B. Xây dựng một nhà nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.
  • C. Tập trung quyền lực tuyệt đối vào tay nhà vua.
  • D. Hạn chế quyền lực ở các địa phương.

Câu 18. Cuộc cải cách Minh Mạng đã đưa đến:

  • A. Tính chất quý tộc cao độ của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.
  • B. Tính chất quân chủ chuyên chế mang tính chất quý tộc cao độ của triều đình.
  • C. Sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
  • D. Sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quý tộc.

Câu 19. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông?

  • A. Bảo vệ quyền lợi nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị.
  • B. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
  • C. Bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ.
  • D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì.

Câu 20. Thời vua Lê Thánh Tông, nhà nước có chính sách gì để tôn vinh những người đỗ đại khoa?

  • A. Lập đền thờ các danh nhân.
  • B. Cấp bằng tiến sĩ.
  • C. Dựng bia đá ở Văn Miếu.
  • D. Thực hiện nghi lễ vinh quý bái tổ.

Câu 21. Ông là vị vua có công lớn trong việc mở mang lãnh thổ, diệt trừ tham nhũng, xác định địa giới quốc gia, phân chia lại địa giới hành chính và từng khẳng định “Đạo trị nước phải gây dựng nhân tài”. Ông là ai?

  • A. Lê Thánh Tông.
  • B. Minh Mạng.
  • C. Tự Đức.
  • D. Hồ Quý Ly.

Câu 22. Mục đích của cuộc cải cách Minh Mạng là:

  • A. Ổn định tình hình xã hội của đất nước.
  • B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  • C. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại.
  • D. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.

Câu 23. Vua Lê Thánh Tông tiến hành cải cách tổ chức bộ máy chính quyền ở trung ương theo hướng:

  • A. Giải thể hệ thống cơ quan chuyên môn, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
  • B. Bổ sung hệ thống cơ quan trung gian, tập trung quyền lực vào hoàng đế.
  • C. Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào các bộ, khoa, tự.
  • D. Hoàn thiện hệ thống cơ quan, tập trung quyền lực vào nhà vua.

Câu 24. “Hiền tài là nguyên khí của nhà nước, nguyên khí mạnh thì trị đạo mới thịnh, khoa mục là đường thẳng của quan trường, đường thẳng mở thì chân nho mới có”. Câu nói trên phản ánh nội dung gì?

  • A. Chính sách coi trọng nhân tài và đào tạo quan lại qua khoa cử của nhà Lê.
  • B. Chính sách coi trọng nhân tài, loại bỏ hoàn toàn hình thức tiến cử của nhà Lê
  • C. Kết hợp hình thức tuyển chọn quan lại qua khoa cử và tiến cử của nhà Lê.
  • D. Nghĩa vụ và trách nhiệm của nhân tài đối với đất nước dưới thời Lê.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Hãy nêu kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông.
  • b. Nhận xét về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông.

Câu 2 (1,0 điểm). Hãy nêu sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng qua đoạn tư liệu dưới đây.

“Trong thị Nội các ở bên tả, Cơ mật viện ở bên hữu, ngoài thì võ có Ngủ quân Đô thống phủ, văn có đường quan Lục bộ: tả hữu có người, trong ngoài giúp nhau. Phàm những việc Lục bộ làm chưa đúng, thì Nội các hạch ra, những việc Nội các làm chưa hợp lẽ thì Cơ mật viện hạch ra, khiến cho ràng rịt nhau mới mong đến được thịnh trị”.

(Lời dụ của Minh Mạng, trích trong: Quốc sử quán triều Nguyễn,

Đại Nam thực lục, Tập 3, NXB Giáo dục, Hà Nội, 2004, tr.435)

Hướng dẫn trả lời

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Câu 7

Câu 8

A

B

A

B

D

C

C

D

Câu 9

Câu 10

Câu 11

Câu 12

Câu 13

Câu 14

Câu 15

Câu 16

A

D

B

B

C

C

A

A

Câu 17

Câu 18

Câu 19

Câu 20

Câu 21

Câu 22

Câu 23

Câu 24

B

C

D

C

B

D

D

A

B. PHẦN TỰ LUẬN: 4,0 điểm

Câu 1:

Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách của Lê Thánh Tông:

Kết quả:

+ Làm cho bộ máy nhà nước trở nên quy củ, chặt chẽ, tập trung cao độ. 

+ Đề cao quyền hành toàn diện của vua.

+ Các chức danh được quy định rõ ràng. 

+ Hệ thống giám sát được tăng cường, hạn chế sự tập trung quyền lực dẫn đến chuyên quyền và nguy cơ cát cứ.

+ Các chính sách về ruộng đất góp phần khẳng định quyền sở hữu tối cao của Nhà nước tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.

+ Chính sách giáo dục, khoa cử đã đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước. 

Ý nghĩa:

+ Làm chuyển biến toàn bộ các hoạt động của quốc gia. 

+ Tạo cơ sở cho Vương triều Lê sơ phát triển vững mạnh, đất nước hưng thịnh.  

Nhận xét về cuộc cải cách hành chính của Lê Thánh Tông:

+ Là cuộc cải cách hành chính lớn toàn diện được tiến hành từ trung ương đến địa phương.

+ Cải cách để tăng cường quyền lực của nhà vua. Quyền lực tập trung trong tay nhà vua, chứng tỏ bộ máy nhà nước quân chủ chuyên chế nhà Lê đạt đến mức cao độ, hoàn thiện. 

Câu 2:

Sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước thời Minh Mạng qua đoạn tư liệu:

+ Sự liên đới, ràng buộc chặt chẽ về mặt quyền hành và trách nhiệm giữa các cơ quan chủ chốt có quyền lực cao nhất trong triều đình, từ quân sự đến hành chính.

+ Sự liên đới, ràng buộc này được coi là yếu tốc cơ bản để đưa đến sự ổn định và hiệu quả của bộ máy nhà nước.

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác