Đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 4

Trọn bộ đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 4 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI GIỮA KÌ 2 LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 4

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1. Bộ máy hành chính cấp địa phương dưới thời vua Lê Thánh Tông gồm các cấp nào?

  • A. Đạo – phủ - huyện – xã – thôn.
  • B. Đạo – phủ - huyện – hương – xã.
  • C. Đạo thừa tuyên – phủ - huyện – châu – xã.
  • D. Đạo – phủ - huyện – châu – xã.

Câu 2. Năm 1828, lập cơ quan nào thay thế cho Văn thư phòng?

  • A. Thị thư viện.
  • B. Hàn lâm viện.
  • C. Nội các.
  • D. Cơ mật viện.

Câu 3. Cuộc cải cách Minh Mạng đã đưa đến:

  • A. Tính chất quý tộc cao độ của bộ máy nhà nước trung ương tập quyền.
  • B. Tính chất quân chủ chuyên chế mang tính quý tộc cao độ của triều đình.
  • C. Sự xác lập củae nền dân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quan liêu.
  • D. Sự xác lập của nền quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền cao độ mang tính quý tộc.

Câu 4. Ông được coi là vị vua “sáng lập chế độ, văn vật khả quan, mở mang đất đai, cõi bờ khá rộng, thực là bậc vua anh hùng tài lược” (Ngô Sỹ Liên, Đại Việt sử ký toàn thư, Tập II, Sđd, tr.387). Ông là ai?

  • A. Minh Mạng.
  • B. Lê Thánh Tông.
  • C. Hồ Quý Ly.
  • D. Tự Đức.

Câu 5. Dưới thời vua Gia Long, nhà Nguyễn tập trung chủ yếu vào công cuộc:

  • A. Ổn định tình hình đất nước, ưu tiên cho sự nghiệp thống nhất về mặt lãnh thổ.
  • B. Hoàn thiện bộ máy hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
  • C. phát triển kinh tế, mở rộng hợp tác với cả phương Đông và phương Tây.
  • D. xây dựng thành lũy kiên cố, chế tạo súng trường theo kiểu mẫu của Pháp

Câu 6. Nội dung nào dưới đây không phải là ý nghĩa của cải cách Lê Thánh Tông?

  • A. Bộ máy nhà nước trở nên quy củ hơn, chặt chẽ, tập trung cao độ.
  • B. Đề cao quyền hành toàn diện của hoàng đế.
  • C. Các chức danh được quy định rõ ràng.
  • D. Loại trừ được một số quan lại nhũng nhiễu nhân dân.

Câu 7. Cơ quan chuyên môn quan trọng trở thành cơ quan có quyền lực thực sự dưới thời vua Lê Thánh Tông là:

  • A. Lục Tự.
  • B. Hiến Ty.
  • C. Lục Bộ.
  • D. Đô Ty.

Câu 8. Tính chất phân quyền còn đậm nét của bộ máy hành chính nhà nước thời Gia Long được biểu hiện như thế nào?

  • A. Phân chia quyền lợi ở các địa phương.
  • B. Phân cấp quản lí ở đồng bằng và vùng dân tộc thiểu số.
  • C. Chưa có sự thống nhất phân quyền từ trung ương đến địa phương.
  • D. Sự tồn tại của hai khu vực hành chính Bắc Thành và Gia Định Thành.

Câu 9. Từ thực tiễn cuộc cải cách của Minh Mạng nửa đầu XIX, Việt Nam có thể rút ra biện pháp nào sau đây để giảm bớt những tiêu cực trong nền hành chính nhà nước hiện nay?

  • A. Án sát sứ ty.
  • B. Đốc học.
  • C. Đốc học.
  • D. Phép “hồi tỵ”.

Câu 10. Bộ luật được ban hành dưới thời vua Lê Thánh Tông là:

  • A. Quốc triều hình luật.
  • B. Hình thư.
  • C. Hình luật.
  • D. Hoàng Việt luật lệ.

Câu 11. Điểm khác nhau về biện pháp cải cách hành chính của vua Minh Mạng với cải cách hành chính của vua Lê Thánh Tông là gì?

  • A. Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.
  • B. Các cơ quan giám sát, kiểm soát lẫn nhau để loại trừ sự lạm quyền.
  • C. Lập Cơ mật viện làm cơ quan tư vấn tối cao cho nhà vua về những vấn đề trọng đại.
  • D. Bỏ bớt một số chức quan, cơ quan và cấp chính quyền trung gian.

Câu 12. Kết quả nổi bật của cuộc cải cách Minh Mạng là:

  • A. Góp phần khẳng định quyền sở hữu ruộng đất tối cao của Nhà nước, tạo nền tảng cho kinh tế nông nghiệp phát triển.
  • B. Phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.
  • C. Đào tạo được hệ thống quan lại trí thức có tài, đủ năng lực quản lí đất nước.
  • D. Góp phần đưa đất nước từng bước thoát khỏi tình trạng khủng hoảng, củng cố quyền lực của chính quyền trung ương.

Câu 13. Cải cách là đổi mới cho tiến bộ hơn, cho phù hợp với sự tiến bộ của chung của xã hội mà không đụng tới nền tảng của chế độ hiện hành. Khái niệm này đã nhấn mạnh về:

  • A. Động lực và mục tiêu của cải cách.
  • B. Mục tiêu và kết quả của cải cách.
  • C. Cách thức của cải cách.
  • D. Con đường của cải cách.

Câu 14. Chính sách nào của vua Lê Thánh Tông đã giúp tập trung tối đa quyền lực vào tay nhà vua?

  • A. Bãi bỏ chức tể tướng, Đại hành khiển, các cơ quan do vua trực tiếp chỉ đạo.
  • B. Chia cả nước thành 13 đạo thừa tuyên.
  • C. Ban hành bộ Luật Hồng Đức để bảo vệ lợi ích của triều đình.
  • D. Tăng cường lực lượng quân đội triều đình.

Câu 15. Câu nào sau đây đúng về bối cảnh lịch sử trước khi vua Lê Thánh Tông lên ngôi?

  • A. Sau khi vua Lê Thái Tổ qua đời, các vị vua kế vị thường ít tuổi, đất nước khủng hoảng, bộ máy hành chính nhà nước yếu kém về mọi mặt.
  • B. Vua Lê Thái Tông lên ngôi vua lúc 10 tuổi, Lê Nhân Tông lên ngôi lúc 2 tuổi không đủ khả năng kiềm chế tình trạng mâu thuẫn trong nội bộ triều đình.
  • C. Sự lộng hành của một số quyển thần đã gây nên vụ án oan “Lệ Chi Viên” đối với gia đình Nguyễn Trãi.
  • D. Nhà Trần lâm vào tình trạng khủng hoảng, suy yếu trên nhiều lĩnh vực, các cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra nhiều nơi.

Câu 16. “Một thước núi, một tấc sông của ta lẽ nào lại vứt bỏ…Kẻ nào dám đem một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc, thì tội phải tru di” (Đại Việt sử kí toàn thư).

Lời căn dặn trên của Lê Thánh Tông phản ánh điều gì?

  • A. Ý thức về việc bảo vệ chủ quyền quốc gia dân tộc.
  • B. Sách lược ngoại giao của nhà Lê đối với Trung Hoa.
  • C. Chính sách đoàn kết để bảo vệ chủ quyền dân tộc.
  • D. Chính sách Nam tiến của nhà Lê.

Câu 17. Người phụ trách hai tỉnh, trực tiếp cai trị một tỉnh dưới thời vua Minh Mạng là:

  • A. Tuần phủ.
  • B. Bố chánh.
  • C. Đô Ty.
  • D. Tổng đốc.

Câu 18. Năm 1471, vua Lê Thánh Tông đặt thêm đạo thừa tuyên thứ 13 là:

  • A. Quãng Ngãi.
  • B. Quảng Nam.
  • C. Bình Định.
  • D. Phú Yên.

Câu 19. Mục đích cuộc cải cách của Minh Mạng là:

  • A. Ổn định tình hình xã hội của đất nước.
  • B. Thống nhất đất nước về mặt lãnh thổ.
  • C. Cải tổ và hoàn thiện hệ thống quan lại.
  • D. Khắc phục tình trạng phân quyền, thiếu thống nhất.

Câu 20. Nội dung nào dưới đây không phải là nội dung cơ bản được đề cập trong bộ Luật Hồng Đức thời Lê Thánh Tông?

  • A. Bảo vệ quyền lợi của nhà vua, hoàng tộc, giai cấp thống trị.
  • B. Khuyến khích sự phát triển của kinh tế nông nghiệp.
  • C. Bảo vệ quyền lợi của phụ nữ.
  • D. Bảo vệ quyền lợi của nô tì.

Câu 21. Dưới thời vua Minh Mạng, Quốc Tử Giám có nhiệm vụ gì?

  • A. Soạn thảo văn bản.
  • B. Giảng dạy kinh sách, đào tạo nhân tài.
  • C. Quan sát và dự đoán các hiện tượng thiên văn, thời tiết.
  • D. Tham mưu và tư vấn tối cao về hành chính, chính trị, an ninh, quân sự.

Câu 22. Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về chính sách cải cách hành chính ở địa phương dưới thời vua Minh Mạng?

  • A. Cả nước được chia thành 30 tỉnh và phủ Thừa Thiên.
  • B. Xóa bỏ Bắc Thành và Gia Định Thành vào giai đoạn 1831 – 1832.
  • C. Thực hiện chế độ cai trị của các tù trưởng địa phương.
  • D. Ở vùng dân tộc thiểu số, đổi các động, sách thành xã như vùng đồng bằng.

Câu 23. Trong cải cách của vua Lê Thánh Tông về văn hóa, giáo dục, ông đặc biệt coi trọng việc làm nào?

  • A. Sử dụng chữ Nôm để dịch sang chữ Hán.
  • B. Sáng tác các tác phẩm văn hóa dân tộc.
  • C. Sáng tác các tác phẩm văn hóa dân tộc.
  • D. Biên soạn quốc sử.

Câu 24. Thời vua Minh Mạng, ở địa phương, hệ thống hành chính phân cấp theo mô hình từ trên xuống theo thứ tự là:

  • A. Tỉnh, phủ, huyện, châu, xã và tổng.
  • B. Tỉnh, phủ, huyện/châu, tổng và xã.
  • C. Tỉnh, huyện, phủ, châu, tổng và xã.
  • C. Tỉnh, huyện, châu, xã, tổng và phủ.

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm)

  • a. Trình bày kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng.
  • b. So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.

Câu 2 (1,0 điểm). “Cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao”. Em có đồng tình với quan điểm này không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

  • Câu 1

    Câu 2

    Câu 3

    Câu 4

    Câu 5

    Câu 6

    Câu 7

    Câu 8

    C

    C

    C

    B

    A

    D

    C

    D

    Câu 9

    Câu 10

    Câu 11

    Câu 12

    Câu 13

    Câu 14

    Câu 15

    Câu 16

    D

    A

    C

    B

    B

    A

    A

    A

    Câu 17

    Câu 18

    Câu 19

    Câu 20

    Câu 21

    Câu 22

    Câu 23

    Câu 24

    D

    B

    D

    D

    B

    C

    D

    C

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Kết quả và ý nghĩa cuộc cải cách Minh Mạng:

Kết quả:

+ Xây dựng được bộ máy nhà nước quân chủ trung ương tập quyển cao độ. 

+ Hệ thống chính quyền từ trung ương đến địa phương được củng cố chặt chẽ và hoàn thiện hơn. 

+ Thống nhất đơn vị hành chính địa phương trong cả nước. 

+ Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước gọn nhẹ, chặt chế; phân định cụ thể chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan.

Ý nghĩa:

+ Hoàn thành thống nhất đất nước về mặt hành chính. 

+ Làm cho hoạt động của bộ máy nhà nước có hiệu quả hơn.

+ Để lại bài học kinh nghiệm trong việc tổ chức hoạt động của bộ máy nhà nước.  

+ Phân chia đơn vị hành chính cấp tỉnh trở thành di sản lớn nhất, có giá trị đến ngày nay. 

So sánh cải cách hành chính của vua Minh Mạng và vua Lê Thánh Tông về mục đích cải cách, biện pháp cải cách.

Tiêu chí so sánhMinh MạngLê Thánh Tông
Mục đíchXây dựng đất nước rộng lớn, cường thịnh, bền vững, lâu dài.Tập trung tuyệt đối quyền lực nhà nước vào tay vua.
Biện pháp

Đặt ra Cơ mật viện, tham mưu và tư cấn tối cao cho hoàng đế về hành chính, chính trị, an ninh, quân sự.

 - Thực hiện chế độ giám sát, thanh tra chéo nhau giữa các cơ quan trung ương.

Xóa bỏ hầu hết các chức quan đại thần có quyền lực lớn.

Vua nắm mọi quyền hành, trực tiếp chỉ đạo cơ quan chuyên môn.

 - Không tập trung quá nhiều quyền hành vào một cơ quan.

Câu 2:

Đồng tình với quan điểm.

Giải thích:

“Cải cách của Lê Thánh Tông (thế kỉ XV) đã đưa chế độ phong kiến Đại Việt phát triển đến đỉnh cao”:

+ Xác lập thể chế quân chủ chuyên chế trung ương tập quyền mang tính quan liêu. 

+ Bộ máy nhà nước hoàn chỉnh, chặt chẽ. 

+ Đời sống kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, đặc biệt nông nghiệp. 

+ Cải cách thể hiện tinh thần dân tộc, đưa nhà nước Lê sơ phát triển đến đỉnh cao, đặt cơ sở cho hệ thống hành chính Đại 

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 kết nối, đề thi giữa kì 2 Lịch sử 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác