Đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 5

Trọn bộ đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 KNTT: Đề tham khảo số 5 bộ sách mới Kết nối tri thức gồm nhiều câu hỏi ôn tập hay, các dạng bài tập phong phú giúp các em củng cố ôn luyện lại kiến thức thật tốt chuẩn bị tốt cho kì thi sắp tới. Tài liệu có kèm theo đáp án và lời giải chi tiết. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt điểm cao. Thầy cô và các em kéo xuống để tham khảo ôn luyện

ĐỀ THI HỌC KÌ 1 LỊCH SỬ 11 KẾT NỐI TRI THỨC ĐỀ 5

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm)

Hãy khoanh tròn vào chữ in hoa trước câu trả lời đúng:

Câu 1 (0,25 điểm). Hình thức đấu tranh giành độc lập ở Đông Nam Á trong những năm 1920 – 1930:  

  • A. bạo động cách mạng và khởi nghĩa.  
  • B. khởi nghĩa và cải cách ôn hòa.
  • C. đòi dân nguyện và khởi nghĩa.  
  • D. cải cách ôn hòa và bạo động vũ trang.    

Câu 2 (0,25 điểm). Xiêm là nước nằm trong vùng tranh chấp giữa Anh và Pháp nhưng vẫn giữ được nền độc lập cơ bản vì:

  • A. cắt cho Anh và pháp một nửa lãnh thổ.  
  • B. sử dụng quân đội để đe dọa Anh, Pháp.
  • C. nhờ sự trợ giúp về quân sự của đế quốc Mỹ.
  • D. sử dụng chính sách ngoại giao mềm dẻo.  

Câu 3 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không thể hiện vị trí địa chiến lược quan trọng của Việt Nam?

  • A. Nằm giữa Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.  
  • B. Kiểm soát tuyến đường giao thông, giao thương lâu đời giữa Ấn Độ và Đông Nam Á.  
  • C. Nằm ở vị trí cầu nối giữa Đông Nam Á lục địa với Đông Nam Á hải đảo. .
  • D. Nằm ở cầu nối giữa lục địa Á – Âu và châu Đại Dương.  

Câu 4 (0,25 điểm). Công cuộc cải cách đất nước của Xiêm được tiến hành dưới thời vua:

  • A. Ra – ma IV và Ra – ma V.
  • B. Ra – ma V và Ra – ma VI.
  • C. Ra – ma I và Ra – ma II.
  • D. Ra – ma II và Ra – ma III.

Câu 5 (0,25 điểm). Trận đánh quyết định thắng lợi của cuộc kháng chiến chống quân Thanh chống quân Thanh?

  • A. Tốt Động – Chúc Động.   
  • B. Chi Lăng – Xương Giang.   
  • C. Rạch Gầm – Xoài Mút.   
  • D. Ngọc Hồi – Đống Đa.   

Câu 6 (0,25 điểm). Câu nói của Trần Quốc Tuấn “Vừa rồi, Toa Đô, Ô Mã Nhi bốn mặt bao vây, nhưng vì vua tôi đồng tâm, anh em hòa mục, cả nước nhà góp sức, giặc phải bị bắt…” nói về điều gì?

  • A. Phát huy truyền thống yêu nước trong đánh giặc, giữ nước.    
  • B. Kết hợp giữa truyền thống yêu nước với truyền thống lao động sản xuất.    
  • C. Bài học phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc trong chiến tranh giữ nước.
  • D. Chiến thuật bao vây tiêu diệt quân giặc có thể vận dụng về sau.

Câu 7 (0,25 điểm). Nguyên nhân nào dẫn tới sự thất bại của nhà Hồ trong cuộc kháng chiến chống quân Minh?

  • A. Nhà Hồ không có sự chuẩn bị đầy đủ cho cuộc kháng chiến, lực lượng quân đội nhỏ bé.  
  • B. Nhà Hồ không có tinh thần kháng chiến.
  • C. Do nhà Hồ cướp ngôi nhà Trần nên không được nhân dân ủng hộ kháng chiến.
  • D. Do quân Minh được Cham – pa giúp đỡ, nhà Hồ không chống đỡ nổi.

Câu 8 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không đúng về ảnh hưởng chính sách “chia để trị” của thực dân phương Tây đối với khu vực Đông Nam Á?

  • A. Xung đột sắc tộc, tôn giáo.
  • B. Tranh chấp biên giới.
  • C. Tranh chấp lãnh thổ.
  • D. Gắn kết khu vực với thế giới.  

Câu 9 (0,25 điểm). Nghệ thuật quân sự nào dưới đây trong kháng chiến chống quân xâm lược Tống thời Lý được kế thừa và phát huy trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Kế sách “tiên phát chế nhân”.
  • B. Kế sách “thanh dã”.  
  • C. Chủ động kết thúc chiến tranh.
  • D. Đánh nhanh thắng nhanh.  

Câu 10 (0,25 điểm). Chính sách nào sau đây được đánh giá là sự mềm dẻo về chiến lược của Xiêm trong hoạt động ngoại giao?

  • A. Vừa lợi dụng mâu thuẫn Anh – Pháp, vừa tiến hành cải cách để tạo nguồn lực cho đất nước.  
  • B. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” giữa hai thế lực Anh – Pháp, vừa cắt nhượng một số vùng đất phụ thuộc để giữ gìn chủ quyền.
  • C. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm”, vừa chấp nhận kí kết hiệp ước bất bình đẳng, với các đế quốc Anh, Pháp.
  • D. Vừa lợi dụng vị trí nước “đệm” vừa phát huy nguồn lực của đất nước để phát triển.

Câu 11 (0,25 điểm). Điểm chung trong phong trào giải phóng dân tộc ở các nước Việt Nam, lào, Cam – pu – chia cuối thế kỉ XIX là:

  • A. theo khuynh hướng tư sản.  
  • B. theo khuynh hướng vô sản.
  • C. theo khuynh hướng phong kiến.  
  • C. từng bước giành được thắng lợi.  

Câu 12 (0,25 điểm). Trong Tuyên ngôn độc lập, chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng viết : “Chúng lập chế độ khác nhau ở Trung, Nam, Bắc để ngăn cản việc thống nhất nước nhà của ta, để ngăn cản dân tộc ta đoàn kết”. Đoạn trích trên nhắc đến chính sách nào của thực dân phương Tây để làm suy yếu khối đoàn kết dân tộc ở các nước Đông Nam Á?

  • A. Chính sách “chia để trị”.  
  • B. Chính sách “đồng hóa văn hóa”.
  • C. Chính sách “ngu dân”.
  • D. Chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

Câu 13 (0,25 điểm). Nhận định nào dưới đây không đúng khi nói về đóng góp của Hai Bà Trưng, Lý Bí, Khúc Thừa Dụ và Ngô Quyền trong cuộc đấu tranh giành độc lập thời Bắc thuộc?

  • A. Hai bà Trưng lần đầu tiên khôi phục nền độc lập tự chủ của nước ta.
  • B. Lý Bí khôi phục nền độc lập cho dân tộc, thành lập nước Vạn Xuân.  
  • C. Khúc Thừa Dụ buộc nhà Đường công nhận nền độc lập của nước ta.
  • D. Ngô Quyền chấm dứt thời Bắc thuộc, mở ra nền độc lập tự chủ lâu dài.  

Câu 14 (0,25 điểm). Vì sao nói, cải cách của Hồ Qúy Ly và của nhà Hồ trên lĩnh vực kinh tế nông nghiệp giữ vai trò quan trọng nhất?

  • A. Vì nền nông nghiệp nước ta lúc đó quá lạc hậu.
  • B. Vì nước ta lúc đó lấy nông nghiệp là gốc.
  • C. Vì cải cách này chủ yếu diễn ra trên lĩnh vực nông nghiệp.
  • D. Vì cải cách này mang lại hiệu quả nhất trên lĩnh vực nông nghiệp.  

Câu 15 (0,25 điểm). Việt Nam hiện nay có thể rút ra bài học nào dưới đây từ thất bại cuộc cải cách của Hồ Quý Ly và Triều Hồ?

  • A. Chăm lo đời sống nhân dân, thực hiện tốt công tác xây dựng “thế trận lòng dân”.
  • B. Nêu cao ý thức tự giác thực hiện nghĩa vụ công dân đúng với nghĩa vụ và luật pháp.
  • C. Tiến hành cải cách phải đồng bộ và toàn diện trên mọi lĩnh vực, tập trung vào chính trị.
  • D. Cải cách tập trung chủ yếu vào lĩnh vực trọng tâm như kinh tế và chính trị.  

Câu 16 (0,25 điểm). Ý nào sau đây không phải là lí do Hồ Qúy Ly quyết định thực hiện chính sách hạn điền?

  • A. Đảm bảo ruộng đất cho nông dân, ổn định tình hình xã hội.  
  • B. Làm suy yếu thế lực kinh tế của quý tộc Trần.  
  • C. Đảm bảo nguồn thu tô thuế của nhà nước.
  • D. Đảm bảo lực lượng lao động cho sản xuất.  

Câu 17 (0,25 điểm). Cuộc cải cách của Hồ Qúy Ly và Triều Hồ không thành công khi gặp phải khó khăn cơ bản vì:

  • A. sự đe dọa, uy hiếp của nhà Minh.    
  • B. sự chống đối của quý tộc Trần.   
  • C. không thu phục được lòng dân.  
  • D. tiềm lực đất nước trống rỗng.  

Câu 18 (0,25 điểm). Tại sao nghĩa quân Tây Sơn được gọi là giặc nhân đức?

  • A. Do chủ trương thống nhất đất nước.
  • B. Do chủ trương lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.  
  • C. Do chủ trương lấy của người giàu chia cho người nghèo.
  • D. Do chủ trương thiết lập một vương triều mới tiến bộ.  

Câu 19 (0,25 điểm). Vì sao trong những ngày đầu khởi nghĩa, nghĩa quân Lam Sơn phải ba lần rút lên vùng núi Chí Linh?

  • A. Quân Minh mở cuộc càn quét, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn.   
  • B. Quân Minh huy động quân để bắt Lê Lợi.
  • C. Căn cứ Lam Sơn nhiều lần bị quân Minh bao vây.
  • D. Vùng núi Chí Linh an toàn hơn ở Lam Sơn.

Câu 20 (0,25 điểm). Hãy sắp xếp các sự kiến dưới đây theo thứ tự thời gian.

1. Phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền chúa Trịnh.

2. Phong trào Tây Sơn lật độ chính quyền chúa Nguyễn.

3. Nguyễn Huệ lên ngôi Hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.

4. Phong trào Tây Sơn đánh tan quân Xiêm.

  • A. 2, 4, 1, 3.  
  • B. 2, 3, 4, 1.
  • C. 3, 4, 2, 1.  
  • D. 3, 2, 1, 4.  

Câu 21 (0,25 điểm). Vì sao cuộc cải cách của vua Ra ma V ở Xiêm cuối thể kỉ XIX được coi là cuộc cách mạng tư sản không triệt để?

  • A. Do giai cấp phong kiến tiến hành, tạo điều kiện cho kinh tế tư bản phát triển.   
  • B. Chưa giải phóng sức lao động và chưa xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ vì nợ.  
  • C. Diễn ra dưới hình thức là một cuộc cải cách do giai cấp tư sản tiến hành.
  • D. Tư bản nước ngoài được phép vào đầu tư kinh doanh ở Xiêm.  

Câu 22 (0,25 điểm). Cho đoạn thơ:                     

“Đánh cho một trận sạch không kinh ngạc

Đánh hai trận tan tác chim muông

Cơn gió to trút sạch lá khô

Tổ kiến hỏng sụt toang đê vỡ”

Đoạn thơ trên thể hiện sức công phá mạnh mẽ, phi thường của quân ta trong chiến thắng nào?

  • A. Trận đánh trên sông Bạch Đằng chống quân Mông – Nguyên năm 1288.  
  • B. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng chống quân Đông Hán năm 40.
  • C. Trận đánh trên sông Bạch Đằng chống quân Nam Hán năm 938.
  • D. Khởi nghĩa Lam Sơn chống quân Minh từ năm 1418 đến năm 1427.

Câu 23 (0,25 điểm). Điểm chung trong chính sách cai trị về chính trị của các nước thực dân phương Tây ở Đông Nam Á là gì?

  • A. Vẫn duy trì các thế lực phong kiến địa phương như một công cụ để thi hành chính sách cai trị.  
  • B. Chỉ có đại diện chính quyền thực dân mới được thi hành chính sách cai trị.  
  • C. Sử dụng quân đội từ chính quốc để bảo vệ bộ máy cai trị thực dân.  
  • D. Thiếp lập nền thống trị bằng hình thức giống nhau.  

Câu 24 (0,25 điểm). Câu nói của Nguyễn Trung Trực “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”thể hiện điều gì?

  • A. Ý chí độc lập, tự chủ của dân tộc Việt Nam.  
  • B. Quyết tâm đánh Pháp của nhân dân Việt Nam.  
  • C. Lòng căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Việt Nam.  
  • D. Tinh thần đoàn kết chống ngoại xâm của nhân dân Việt Nam.  

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 điểm)

Câu 1 (3,0 điểm). Hãy nêu nguyên nhân khách quan và chủ quan đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám năm 1945. Nêu dẫn chứng.

Câu 2 (1,0 điểm). Có nhận định cho rằng: “Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, các nước Đông Nam Á bị mất độc lập là tất yếu”. Em có đồng ý với nhận định đó không? Vì sao?

Hướng dẫn trả lời

  • A. PHẦN TRẮC NGHIỆM:

    Câu 1

    Câu 2

    Câu 3

    Câu 4

    Câu 5

    Câu 6

    Câu 7

    Câu 8

    D

    D

    B

    A

    D

    C

    C

    D

    Câu 9

    Câu 10

    Câu 11

    Câu 12

    Câu 13

    Câu 14

    Câu 15

    Câu 16

    B

    B

    C

    A

    C

    B

    A

    D

    Câu 17

    Câu 18

    Câu 19

    Câu 20

    Câu 21

    Câu 22

    Câu 23

    Câu 24

    C

    C

    C

    A

    A

    D

    A

    B

  • B. PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

Nguyên nhân chủ quan đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến dân tộc trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

- Trước hết, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc; các triều đại phương Bắc hùng mạnh mang quân sang xâm lược nước ta hòng đặt ách đô hộ, thống trị, nhân dân Việt Nam phải tiến hành kháng chiến để bảo vệ đất nước. Vì thế đó là cuộc chiến tranh vì chính nghĩa. - Trước hết, các cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam đều là cuộc chiến tranh chính nghĩa nhằm bảo vệ độc lập dân tộc; các triều đại phương Bắc hùng mạnh mang quân sang xâm lược nước ta hòng đặt ách đô hộ, thống trị, nhân dân Việt Nam phải tiến hành kháng chiến để bảo vệ đất nước. Vì thế đó là cuộc chiến tranh vì chính nghĩa.

- Thứ hại, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.  - Thứ hại, nhân dân ta có lòng yêu nước nồng nàn, tất cả các tầng lớp nhân dân, các dân tộc đều tham gia kháng chiến, tạo thành khối đại đoàn kết toàn dân vững chắc.

 - Dẫn chứng:

 + Nhà nước quân chủ đã phát huy hết khả năng tích cực và tiến bộ trong việc củng cố khối thống nhất dân tộc chặt chẽ, vững chắc nhà Trần tổ chức hội nghị Bình Than (1282), hội nghị Diên Hồng (1285) để bàn kế sách đánh giặc Nguyên, Trần Quốc Tuấn viết Hịch tướng sĩ khích lệ quân sĩ đứng lên đánh giặc.

+ Doàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị, cầm quyền: Thời Lý phục chức tể tưởng cho Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt chủ động giải quyết bất hòa trong nội bộ triều định. Thời Trần thống nhất đường lối đánh giặc chủ động giải quyết bất hòa trong nội bộ triều đình.  + Doàn kết trong nội bộ giai cấp thống trị, cầm quyền: Thời Lý phục chức tể tưởng cho Lý Đạo Thành, Lý Thường Kiệt chủ động giải quyết bất hòa trong nội bộ triều định. Thời Trần thống nhất đường lối đánh giặc chủ động giải quyết bất hòa trong nội bộ triều đình.

- Thứ ba, kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.  - Thứ ba, kế sách đánh giặc đúng đắn, linh hoạt, nghệ thuật quân sự độc đáo, sáng tạo cũng là nguyên nhân quan trọng đưa đến thắng lợi của các cuộc kháng chiến.

- Dẫn chứng:  - Dẫn chứng:

+ Trong kháng chiến chống tống, nhà Lý tích cực, chủ động tập kích để thắng trường trận, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tích cực phòng ngự, chặn giặc kết hợp giữa quân sự và ngoại giao.  + Trong kháng chiến chống tống, nhà Lý tích cực, chủ động tập kích để thắng trường trận, tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu, tích cực phòng ngự, chặn giặc kết hợp giữa quân sự và ngoại giao.

+ Trong cuộc kháng chiến chống quân thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” một cách chủ động, bằng trận quyết chiến chiến lược ở Ngọc Hồ - Đống Đa (Hà Nội) đã đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược chỉ trong thời gian ngắn.  + Trong cuộc kháng chiến chống quân thanh, Quang Trung đã vận dụng nghệ thuật “đánh nhanh, thắng nhanh” một cách chủ động, bằng trận quyết chiến chiến lược ở Ngọc Hồ - Đống Đa (Hà Nội) đã đánh tan hàng chục vạn quân Thanh xâm lược chỉ trong thời gian ngắn.

- Thứ tư, những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến ngoại xâm đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn… - Thứ tư, những người lãnh đạo, chỉ huy các cuộc kháng chiến ngoại xâm đều là các vị tướng lĩnh tài năng, mưu lược như Ngô Quyền, Lê Hoàn, Lý Thường Kiệt, Trần Quốc Tuấn…

Nguyên nhân khách quan đưa đến thắng lợi các cuộc kháng chiến của dân tộc Việt Nam trước Cách mạng tháng 8: Các cuộc chiến tranh xâm lược của ngoại bang là chiến tranh phi nghĩa. Trong quá trình xâm lược, quân giặc còn gặp những khó khăn như đường hành quân xa, thiếu lương thực, không quen địa hình và điều kiện tự nhiên của Đại Việt.

Câu 2:

Không đồng ý với nhận định cho rằng: “Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây, các nước Đông Nam Á bị mất độc lập là tất yếu”. 

Giải thích:

- Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước thực dân phương Tây, các nước Đông Nam Á có hai sự lựa chọn để bảo vệ nền độc lập dân tộc: kháng chiến chông xâm lược hoặc cải cách, duy tân… - Đứng trước nguy cơ xâm lược của các nước thực dân phương Tây, các nước Đông Nam Á có hai sự lựa chọn để bảo vệ nền độc lập dân tộc: kháng chiến chông xâm lược hoặc cải cách, duy tân…

+ Phần lớn các nước Đông Nam Á đều lựa chọn các biện pháp kháng chiến như Việt Nam, In – đô – nê – xi – a … nhưng đều bị thất bại, mất độc lập dân tộc.  + Phần lớn các nước Đông Nam Á đều lựa chọn các biện pháp kháng chiến như Việt Nam, In – đô – nê – xi – a … nhưng đều bị thất bại, mất độc lập dân tộc.

+ Xiêm đã thực hiện cải cách canh tân đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để bảo vệ độc lập dân tộc một cách tương đối nhằm đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.  + Xiêm đã thực hiện cải cách canh tân đất nước và thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo để bảo vệ độc lập dân tộc một cách tương đối nhằm đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

→ Đứng trước nguy cơ xâm lược của thực dân phương Tây các nước Đông Nam Á bị mất độc lập không phải là tất yếu.

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề thi Lịch sử 11 kết nối tri thức, trọn bộ đề thi Lịch sử 11 kết nối, đề thi cuối kì 1 Lịch sử 11 KNTT: Đề

Bình luận

Giải bài tập những môn khác