Đề kiểm tra Lịch sử 11 Kết nối bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 11 Kết nối tri thức bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, ai là người đã hiến kế chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An, mở rộng địa bàn của cuộc khởi nghĩa?

  • A. Nguyễn Chích
  • B. Nguyễn Trãi
  • C. Lê Lai
  • D. Phạm Văn Xảo

 

Câu 2: Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại khiến nước ta:

  • A. Bước vào thời kì chuyển giao về kinh tế và xã hội cho nhà Hậu Lê
  • B. Bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ
  • C. Trở thành thuộc địa của nhà Minh.
  • D. Bước vào thời kì khai hoá văn minh.

 

Câu 3: Sự kiện “Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quang Trung, tiến quân ra Bắc.” diễn ra vào năm nào?

  • A. 1785
  • B. 1786
  • C. 1788
  • D. 1789

 

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại chính quyền cai trị nào?

  • A. Nhà Hán
  • B. Nhà Ngô 
  • C. Nhà Lương
  • D. Nhà Tuỳ

 

Câu 5: Năm 1777 diễn ra sự kiện nào của phong trào Tây Sơn?

  • A. Chiếm được phủ thành Quy Nhơn.
  • B. Kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
  • C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
  • D. Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đô Bàn (Quy Nhơn, Bình Định).

 

Câu 6: Ý nghĩa lịch sử của phong trào Tây Sơn là gì?

  • A. Phong trào đã lật đổ các chính quyền phong kiến Nguyễn – Trịnh, xoá bỏ tình trạng chia cắt đất nước
  • B. Phong trào đánh tan các thế lực ngoại xâm hùng mạnh, bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc.
  • C. Phong trào để lại bài học cho chính quyền sau này, đó là phải thật nhẫn tâm, tàn độc, phải khiến cho dân chúng thấm nhuần tư tưởng do mình đặt ra để không có ai dám nổi loạn.
  • D. Cả A và B.

 

Câu 7: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Tháng 1 – 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
  • B. Ngày 10 – 12 – 1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thể Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt.
  • C. Tháng 10 – 1427, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).
  • D. Tháng 11 – 1426, nghĩa quân giành thắng lợi ở Thanh Hoá – Nghệ An, quân Minh thất bại nặng nề. Nghĩa quân siết chặt vây hãm thành Tốt Động – Chúc Động.

 

Câu 8: Khi xâm chiếm được nước ta từ tay nhà Hồ, nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  • A. Chúng đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.
  • B. Chúng đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.
  • C. Chúng bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,..
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về diễn biến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

  • A. Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục lên nắm quyền lãnh đạo tiếp tục cuộc khởi nghĩa.
  • B. Năm 545, nhà Lương cho quân sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và giành thắng lợi.
  • C. Năm 578, nhận thấy ý định tấn công thu phục nước ta của nhà Tuỳ, quân ta đã chủ động tấn công sang chiếm giữ một nửa vùng đất nhà Tuỳ phía nam sông Trường Giang.
  • D. Năm 602, nhà Tuỳ đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

 

Câu 10: Đâu là diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

  • A. Năm 240, Bà Triệu tập hợp được những địa chủ giàu có, chiêu binh mãi mã, tạo nên một thế trận có lợi cho quân ta. Những ngày đầu Bà Triệu giành thắng lợi nhưng sau đó thì bị đàn áp nặng nề.
  • B. Năm 240, nhân dân tôn Bà Triệu lên làm vua, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc Ngô. Tuy vậy, bà đã phụ sự kì vọng. Cuộc khởi nghĩa thất bại 20 năm sau.
  • C. Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được.
  • D. Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành thắng lợi. Đất nước độc lập trong 3 năm trước khi quân Ngô đàn áp hoàn toàn.

 

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại chính quyền cai trị nào?

  • A. Nhà Hán
  • B. Nhà Ngô 
  • C. Nhà Lương
  • D. Nhà Tuỳ

 

Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp năm nào?

  • A. Năm 56 TCN
  • B. Năm 10 TCN
  • C. Năm 40
  • D. Năm 43

 

Câu 3: Năm 1407, cuộc kháng chiến chống quân Minh của nhà Hồ thất bại khiến nước ta:

  • A. Bước vào thời kì chuyển giao về kinh tế và xã hội cho nhà Hậu Lê
  • B. Bước vào thời kì bị nhà Minh đô hộ
  • C. Trở thành thuộc địa của nhà Minh.
  • D. Bước vào thời kì khai hoá văn minh.

 

Câu 4: Cuộc khởi nghĩa của ai diễn ra vào khoảng năm 776 chống lại nhà Đường?

  • A. Phùng Hưng
  • B. Mai Hắc Đế
  • C. Dương Đình Nghệ
  • D. Ngô Quyền

 

Câu 5: Năm 1777 diễn ra sự kiện nào của phong trào Tây Sơn?

  • A. Chiếm được phủ thành Quy Nhơn.
  • B. Kiểm soát được vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.
  • C. Lật đổ chính quyền chúa Nguyễn.
  • D. Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đô Bàn (Quy Nhơn, Bình Định).

 

Câu 6: Câu nào sau đây không đúng?

  • A. Tháng 1 – 1428, quân Minh rút hết về nước, đất nước hoàn toàn giải phóng.
  • B. Ngày 10 – 12 – 1427, Lê Lợi và Vương Thông dẫn đầu hai phái đoàn tham gia Hội thể Đông Quan. Chiến tranh chấm dứt.
  • C. Tháng 10 – 1427, nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Chi Lăng (Lạng Sơn), Cần Trạm, Phố Cát và Xương Giang (Bắc Giang).
  • D. Tháng 11 – 1426, nghĩa quân giành thắng lợi ở Thanh Hoá – Nghệ An, quân Minh thất bại nặng nề. Nghĩa quân siết chặt vây hãm thành Tốt Động – Chúc Động.

 

Câu 7: Khi xâm chiếm được nước ta từ tay nhà Hồ, nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam. Điều đó được thể hiện như thế nào?

  • A. Chúng đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.
  • B. Chúng đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, lùng bắt những người tài đem về nước phục dịch.
  • C. Chúng bắt dân ta phải theo phong tục của Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hoá Việt như ra lệnh đục bia, đốt sách,..
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Từ giữa thế kỉ XVIII, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng. Ý nào sau đây không đúng?

  • A. Chúa Nguyễn Phúc Khoát nối ngôi lúc 12 tuổi, chỉ thích chơi bời múa hát... quyền hành tập trung vào tay quyền thần Nguyễn Phúc Thuần.
  • B. Bộ máy quan lại các cấp cổng kềnh và tệ tham nhũng trở nên nghiêm trọng.
  • C. Do tệ mua bán quan chức nên một xã có thể lên đến 16 – 17 người thu thuế và hơn 20 xã trưởng.
  • D. Chế độ thuế khoá, binh dịch nặng nề làm cho đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.

 

Câu 9: Đâu là diễn biến chính cuộc khởi nghĩa Bà Triệu?

  • A. Năm 240, Bà Triệu tập hợp được những địa chủ giàu có, chiêu binh mãi mã, tạo nên một thế trận có lợi cho quân ta. Những ngày đầu Bà Triệu giành thắng lợi nhưng sau đó thì bị đàn áp nặng nề.
  • B. Năm 240, nhân dân tôn Bà Triệu lên làm vua, thống nhất đất nước, đánh đuổi giặc Ngô. Tuy vậy, bà đã phụ sự kì vọng. Cuộc khởi nghĩa thất bại 20 năm sau.
  • C. Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. Nhà Ngô huy động một lực lượng lớn mới đàn áp được.
  • D. Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa giành thắng lợi. Đất nước độc lập trong 3 năm trước khi quân Ngô đàn áp hoàn toàn.

 

Câu 10: Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than khi quân Minh chiếm đóng, Lê Lợi – một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã:

  • A. Chọn giải pháp đưa tiền cho quân Minh để đổi lại một cuộc sống yên bình.
  • B. Đứng về phe của quân Minh để chống lại quân ta, đóng góp tiền của cho quân Minh và hỗ trợ chúng trong việc xâm chiếm, bọc lột nước ta.
  • C. Dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa
  • D. Hô hào dân chúng đứng lên đấu tranh, kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giếng như Lang Xang, Chân Lạp, các dân tộc cũng không quy phục nhà Minh, thậm chí có cả lực lượng của người phương Tây.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày bối cảnh lịch sử của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định“Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và lũ cướp nước”.

 

Lời khẳng định trên gợi cho em suy nghĩ về truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam?

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 2

Câu 1: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2: Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi đã:

  • A. Chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc
  • B. Đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hoá Đại Việt
  • C. Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp năm nào?

  • A. Năm 56 TCN
  • B. Năm 10 TCN
  • C. Năm 40
  • D. Năm 43

 

Câu 3: Giai đoạn 1424 – 1425 là giai đoạn nào của khởi nghĩa Lam Sơn?

  • A. Giai đoạn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng
  • B. Giai đoạn mở rộng hoạt đọng và giành những thắng lợi đầu tiên
  • C. Giai đoạn tạm hoà hoãn
  • D. Những năm đầu của cuộc khởi nghĩa.

 

Câu 4: Câu nào sau đây không đúng về diễn biến cuộc khởi nghĩa của Lý Bí?

  • A. Năm 542, Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương. Năm 544, cuộc khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Sau khi Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục lên nắm quyền lãnh đạo tiếp tục cuộc khởi nghĩa.
  • B. Năm 545, nhà Lương cho quân sang xâm lược, Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân chiến đấu dũng cảm, sáng tạo và giành thắng lợi.
  • C. Năm 578, nhận thấy ý định tấn công thu phục nước ta của nhà Tuỳ, quân ta đã chủ động tấn công sang chiếm giữ một nửa vùng đất nhà Tuỳ phía nam sông Trường Giang.
  • D. Năm 602, nhà Tuỳ đem quân sang đàn áp, cuộc khởi nghĩa thất bại.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu ý nghĩa của các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu trong thời kì Bắc thuộc.

Câu 2: Đoạn tư liệu dưới đây cho em biết điều gì về bối cảnh lịch sử diễn ra cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ

Dối trời lừa dân đủ muôn nghìn kế,

Gây thù kết oán trải mấy mươi năm.

Bại nhân nghĩa nát cả trời đất

Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”.

 

(Nguyễn Trãi – Bình Ngô đại cáo)

 

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng chống lại chính quyền cai trị nào?

  • A. Nhà Hán
  • B. Nhà Ngô 
  • C. Nhà Lương
  • D. Nhà Tuỳ

 

Câu 2: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng bị đàn áp năm nào?

  • A. Năm 56 TCN
  • B. Năm 10 TCN
  • C. Năm 40
  • D. Năm 43

 

Câu 3: Chiến thắng nào đã kết thúc hoàn toàn hơn 1.000 năm đô hộ của phong kiến phương Bắc, mở ra thời kì độc lập, tự chủ lâu dài của dân tộc?

  • A. Cuộc nổi dậy năm 931 do Khúc Thừa Dụ lãnh đạo
  • B. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 938 do Ngô Quyền lãnh đạo.
  • C. Trận chiến trên sông Bạch Đằng năm 981 do Lê Hoàn lãnh đạo
  • D. Trận chiến chống quân Tống xâm lược năm 1077 do Lý Thường Kiệt lãnh đạo

 

Câu 4: Trước cảnh nước mất, nhân dân lầm than khi quân Minh chiếm đóng, Lê Lợi – một hào trưởng có uy tín lớn ở vùng Lam Sơn (Thanh Hoá) đã:

  • A. Chọn giải pháp đưa tiền cho quân Minh để đổi lại một cuộc sống yên bình.
  • B. Đứng về phe của quân Minh để chống lại quân ta, đóng góp tiền của cho quân Minh và hỗ trợ chúng trong việc xâm chiếm, bọc lột nước ta.
  • C. Dốc hết tài sản để triệu tập nghĩa sĩ, bí mật liên lạc với các hào kiệt, xây dựng lực lượng và chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa
  • D. Hô hào dân chúng đứng lên đấu tranh, kêu gọi sự giúp đỡ từ các nước láng giếng như Lang Xang, Chân Lạp, các dân tộc cũng không quy phục nhà Minh, thậm chí có cả lực lượng của người phương Tây.

 

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nêu những bài học lịch sử của các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc trong lịch sử Việt Nam.

Câu 2: Đoạn trích dưới đây cho em hiểu điều gì về nghệ thuật quân sự trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn?

Nhân dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới

Tướng sĩ một lòng phụ tử, hòa nước sông chén rượu ngọt ngào

Thế trận xuất kì, lấy yếu chống mạnh

Dùng quân mai phục, lấy ít địch nhiều

Trọn hay:

Đem đại nghĩa để thắng hung tàn

Lấy chí nhân để thắng cường bạo

Chẳng đánh người mà chịu khuất, ta đây mưu phạt tâm công”.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 11 KNTT bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX), đề kiểm tra 15 phút lịch sử 11 kết nối tri thức, đề thi lịch sử 11 kết nối tri thức bài 8

Bình luận

Giải bài tập những môn khác