Tóm tắt kiến thức lịch sử 11 kết nối bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 11 kết nối tri thức bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX). Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

BÀI 8: MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TỪ THẾ KỈ III TRƯỚC CÔNG NGUYÊN ĐẾN CUỐI THẾ KỈ XIX)

1. MỘT SỐ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU TRONG THỜI KÌ BẮC THUỘC 

Tên cuộc khởi nghĩa/ Năm khởi nghĩa

Người lãnh đạo

Chống chính quyền cai trị

Diễn biến chính, kết quả

Ý nghĩa

Hai Bà Trưng

Trưng Trắc, Trưng Nhị

Nhà Hán

- Năm 40, Hai Bà Trưng khởi nghĩa ở Hát Môn (Phúc Thọ, Hà Nội). 

- Nghĩa quân đánh chiếm Mê Linh (Hà Nội), Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội), Luy Lâu (Thuận Thành, Bắc Ninh).

→ Thái thú Tô Định bỏ chạy về nước. Khởi nghĩa thắng lợi bước đầu, Trưng Trắc lên làm vua. 

- Năm 43, khởi nghĩa bị đàn áp, thất bại. 

- Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí quật cường của dân tộc trong cuộc đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.

- Giành độc lập dân tộc, kết thúc hoàn toàn hơn một nghìn năm Bắc thuộc. 

Bà Triệu

Triệu Thị Trinh

Nhà Ngô

- Năm 248, Triệu Thị Trinh lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa. 

- Nhà Ngô huy động lực lớn mới đàn áp được. 

Lý Bí

Lý Bí, Triệu Quang Phục

Nhà Lương và nhà Tùy

- Năm 542: Lý Bí khởi nghĩa chống nhà Lương.

- Năm 544: khởi nghĩa thắng lợi, thành lập nước Vạn Xuân. Lý Bí qua đời, Triệu Quang Phục nắm quyền lãnh đạo trực tiếp cuộc khởi nghĩa.

- Năm 545: Triệu Quang Phục chỉ huy nghĩa quân đánh nhà Lương, giành thắng lợi. 

- Năm 602: nhà Tùy đem quân sang đàn áp, khởi nghĩa thất bại. 

Phùng Hưng

Phùng Hưng

Nhà Đường

- Cuối thế kỉ VIII, Phùng Hưng khởi nghĩa ở Đường Lâm (Hà Nội), đánh chiếm phủ Tống Bình, quản lí đất nước trong một thời gian.

- Nhà Đường đem quân đàn áp, khởi nghĩa thất bại.

2. KHỞI NGHĨA LAM SƠN (1418 – 1427)

a. Bối cảnh lịch sử

- Trong vòng 20 năm đô hộ Đại Việt, nhà Minh đã thi hành chính sách cai trị, bóc lột nặng nề đối với nhân dân Việt Nam:

+ Về hành chính: đặt Đại Ngu thành quận Giao Chỉ, chia thành các phủ, huyện để cai trị.

+ Về kinh tế - xã hội: đặt ra nhiều thứ thuế nặng nề, bắt người tài đem về nước phục dịch.

+ Về văn hóa: bắt dân ta phải theo phong tục Trung Hoa, dùng nhiều thủ đoạn để thủ tiêu nền văn hóa Việt. 

- Nhân dân nổi dậy ở nhiều nơi. Tiêu biểu là khởi nghĩa của Trần Ngỗi, Trần Quý Khoáng,…

=> Bị đàn áp. 

- Lê Lợi triệu tập nghĩa sĩ, hào kiệt, xây dựng lực lượng, chọn Lam Sơn làm căn cứ cho cuộc khởi nghĩa.

b. Diễn biến chính

Diễn biến chính

c. Ý nghĩa lịch sử 

- Khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, có tính chất nhân dân rộng rãi.

- Chấm dứt thời kì đô hộ của nhà Minh, khôi phục nền độc lập dân tộc, đập tan âm mưu thủ tiêu nền văn hóa Đại Việt.

- Mở ra thời kì phát triển mới của đất nước.

3. PHONG TRÀO TÂY SƠN

a. Bối cảnh lịch sử

- Phong trào Tây Sơn bùng nổ trong bối cảnh tình hình chính trị, kinh tế - xã hội ở Đàng Trong đã có những dấu hiệu khủng hoảng. 

- Nhân dân bất bình, đứng lên đấu tranh:

+ Cuộc nổi dậy của Lý Văn Quang (Biên Hòa).

+ Cuộc khởi nghĩa của Chàng Lía ở Truông Mây (Bình Định),…

=> Đều thất bại. 

- Phong trào Tây Sơn bùng nổ: thu hút đông đảo quần chúng nhân dân tham gia.

b. Diễn biến chính

Năm 1771

Ba anh em Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dựng cờ khởi nghĩa ở Tây Sơn thượng đạo (nay thuộc An Khê, Gia Lai).

Năm 1773

Chiếm được phủ thành Quy Nhơn.

Năm 1774

Nghĩa quân kiểm soát vùng đất rộng lớn từ Quảng Nam đến Bình Thuận.

Năm 1777

Lật đổ chính quyền phong kiến họ Nguyễn ở Đàng Trong.

Năm 1778

Nguyễn Nhạc lên ngôi hoàng đế, đóng đô ở thành Đồ Bàn (Quy Nhơn, Bình Định). 

Năm 1785

Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút, đánh tan 5 vạn quân Thanh. 

Năm 1786

- Tháng 6: hạ thành Phú Xuân, giải phóng toàn bộ đất Đàng Trong.

- 21/7: Nguyễn Huệ đánh vào Thăng Long, lật đổ chính quyền họ Trịnh ở Đàng Ngoài. 

Năm 1788

- Giữa 1788: Nguyễn Huệ tiến quân ra Thăng Long trị tội Vũ Văn Nhậm, bè lũ Lê Chiêu Thống trốn sang Kinh Bắc.

- Tháng 12/1788: Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Quan Trung, tiến quân ra Bắc. 

Năm 1789

Quang Trung đại phá quân Thanh. 

c. Ý nghĩa lịch sử

- Lật đổ chính quyền phong kiến Trịnh, Nguyễn.

- Xóa bỏ tình trạng chia cắt đất nước, đặt nền tảng cho việc thống nhất quốc gia.

- Giữ vững nền độc lập dân tộc và chủ quyền lãnh thổ của Tổ quốc, đập tan tham vọng xâm lược của nhà Thanh và quân Xiêm.

4. NHỮNG BÀI HỌC LỊCH SỬ

- Bài học về xây dựng lực lượng: là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi của công cuộc chống ngoại xâm của dân tộc. 

- Bài học về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân. Đây là sức mạnh giúp nhân dân Việt Nam vượt qua mọi khó khăn, thử thách.

- Bài học về nghệ thuật quân sự: kinh nghiệm đánh giặc dũng cảm, mưu trí, phong phú, độc đáo. 


Nếu chưa hiểu - hãy xem: => Lời giải chi tiết ở đây

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX), kiến thức trọng tâm lịch sử 11 kết nối bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX), nội dung chính bài 8: Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

Bình luận

Giải bài tập những môn khác