Đề số 4: Đề kiểm tra Lịch sử 11 KNTT bài 8 Một số cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng trong lịch sử Việt Nam (Từ thế kỉ III trước công nguyên đến cuối thế kỉ XIX)

ĐỀ 4

Câu 1: Trình bày diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn.

Câu 2: Nghĩa quân Lam Sơn đã vận dụng những bài học kinh nghiệm nào từ kho tàng quân sự truyền thống của dân tộc trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh?


Câu 1:

Diễn biến chính của khởi nghĩa Lam Sơn:

- 1418 – 1423 (những năm đầu của cuộc khởi nghĩa): căn cứ nhiều lần bị bao vây, nghĩa quân gặp nhiều khó khăn, phải 3 lần rút lên vùng núi Chí Linh (Thanh Hóa). 

- 1423 – 1424 (giai đoạn tạm hòa hoãn): tạm hòa hoãn với quân Minh để củng cố lực lượng, tìm phương hướng mới. 

- 1424 – 1425 (giai đoạn mở rộng và giành những thắng lợi đầu tiên): 

Cuối 1424: nghĩa quân giải phóng Nghệ An, giải phóng vùng từ Thanh Hóa đến đèo Hải Vân. 

Nguyễn Chích hiến kế chuyển hướng hoạt động vào Nghệ An, mở rộng địa bàn cuộc khởi nghĩa. 

- 1426 – 1428 (giai đoạn tiến quân ra Bắc, khởi nghĩa toàn thắng).

Câu 2:

Các đội nghĩa quân Lam Sơn phối hợp với nhân dân địa phương dựng nên thế trận làng -nước cùng đánh giặc. Trải 10 năm chiến đấu gian khổ (1418-1427), cuộc Khởi nghĩa Lam Sơn từ miền núi Lam Sơn (Thanh Hóa) buổi đầu đã phát triển rộng ra phạm vi toàn quốc. 

- Sự phát triển vượt bậc về cả phạm vi, quy mô hoạt động lẫn tổ chức và lực lượng không chỉ thể hiện tình yêu nước, căm thù giặc cao độ của nhân dân mà còn phản ánh truyền thống đoàn kết một lòng cứu nước của cộng đồng cư dân Đại Việt.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác