Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (đề trắc nghiệm)
ĐỀ 2
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch sử?
- A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển của nó.
- B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật , hiện tượng.
- C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa nhận vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
- D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
Câu 2: Ý nào dưới đây không thuộc nhiệm vụ của Sử học?
- A. Cung cấp tri thức về hiện thực lịch sử một cách khách quan, khoa học.
- B. Truyền bá những giá trị, truyền thống tốt đẹp của lịch sử, giáo dục tình yêu quê hương. đất nước....
- C. Dự báo về tương lai của đất nước, nhân loại,...
- D. Đề ra những chính sách phù hợp để phát triển đất nước.
Câu 3: Phân loại theo hình thức, sử liệu không bao gồm loại nào sau đây?
- A. Sử liệu truyền miệng.
- B. Sử liệu hiện vật.
- C. Sử liệu chữ viết.
- D. Sử liệu gốc.
Câu 4: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên tắc cơ bản trong nghiên cứu lịch sử?
- A. Khách quan.
- B. Trung thực.
- C. Nhân văn, tiến bộ.
- D. Vì người lao động.
Câu 5: Ý nào dưới đây không thuộc chức năng của Sử học?
- A. Khôi phục các sự kiện lịch sử diễn ra trong quá khứ.
- B. Rút ra bản chất của các quá trình lịch sử, phát hiện quy luật vận động và phát triển của chúng.
- C. Giáo dục tình yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ môi trường tự nhiên.
- D. Rút ra những bài học kinh nghiệm cho cuộc sống hiện tại.
Câu 6: Phát biểu nào không đúng về nguyên tắc cơ bản của Sử học?
- A. Khách quan là nguyên tắc quan trọng nhất của Sử học.
- B. Khách quan tái hiện hiện thực lịch sử dựa trên những thông tin đáng tin cây
- C. Nhân văn, tiến bộ Giúp con người hiểu rõ về quá khứ, rút ra những bài học hữu ích trong cuộc sống.
- D. Nhân văn, tiến bộ không góp phần bảo vệ hòa bình, xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Câu 7: Phát biểu nào đúng về phương pháp đồng đại?
- A. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian.
- B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
- C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật.
- D. vận dụng pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
Câu 8: Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?
- A. Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
- B. Mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
- C. Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức.
- D. Không ai muốn lại quá khứ đầy đau thương.
Câu 9: Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Bác (19/12/1946) – Bản chụp lưu tại bảo tàng Hồ Chí Minh thuộc loại sử liệu nào?
- A. Sử liệu trực tiếp và sử liệu chữ viết.
- B. Sử liệu gián tiếp và sử liệu chữ viết.
- C. Sử liệu trực tiếp và sử liệu hiện vật.
- D. Sử liệu gián tiếp và sử liệu truyền miệng.
Câu 10: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- A. Hình ảnh của em ở trong gương
- B. Cái gương.
- C. Sự vật xung quanh.
- D. Máy ảnh.
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 |
Đáp án | A | D | D | D | C |
Câu hỏi | Câu 6 | Câu 7 | Câu 8 | Câu 9 | Câu 10 |
Đáp án | D | A | A | A | A |
Bình luận