Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 chân trời bài 1 Hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử (đề trắc nghiệm + tự luận)
III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN
ĐỀ 1
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Một số phương pháp cơ bản trong nghiên cứu lịch sử là gì?
- A. Phương pháp lịch sử, phương pháp lô-gích.
- B. Phương pháp lịch đại và phương pháp đồng đại.
- C. Phương pháp liên ngành và phương pháp lịch sử.
- D. Gồm các phương pháp lịch sử lô-gích, lịch đại, đồng đại, liên ngành.
Câu 2: Hiện thực lịch sử là gì?
- A. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ.
- B. Là tất cả những gì đã diễn ra trong quá khứ của loài người.
- C. Là những gì đã xảy ra trong quá khứ mà con người nhận thức được.
- D. Là khoa học tìm hiểu về quá khứ.
Câu 3: Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?
- A. Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
- B. Mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
- C. Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức.
- D. Không ai muốn lại quá khứ đầy đau thương.
Câu 4: Khi em soi gương, đâu là nhận thức lịch sử?
- A. Hình ảnh của em ở trong gương
- B. Cái gương.
- C. Sự vật xung quanh.
- D. Máy ảnh.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Hãy cho biết lịch sử là gì?
Câu 2: Sử học có những nguyên tắc cơ bản nào?
I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | D | A | A | A |
II. Tự luận:
Câu 1:
- Lịch sử là những gì đã diễn ra trong quá khứ của xã hội loài người.
- Lịch sử là những câu chuyện về quá khứ hoặc tác phẩm ghi chép về quá khứ.
- Lịch sử là một khoa học (còn gọi là Sử học) nghiên cứu về quá khứ của con người.
Câu 2:
- Nguyên tắc khách quan: khi nghiên cứu, tìm hiểu các sự kiện lịch sử phải dựa vào các nguồn sử liệu, phải khôi phục lại hiện thực lịch sử một cách khách quan.
- Nguyên tắc trung thực: nhà sử học cản trung thực, tôn trọng những gì đã diễn ra, không xuyên tạc, thêm bớt hoặc làm sai lệch hiện thực lịch sử.
- Nguyên tắc tiến bộ: từ thấu hiểu quá khứ, Sử học hưởng đến phục vụ cuộc sống con người, góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
Bình luận