Đề kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 16 Văn minh Chăm-pa (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo bài 16 Văn minh Chăm-pa (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Tổ chức xã hội của người Chăm phân chia theo địa hình và địa bàn cư trú với mô hình là gì?

  • A. Tứ phía: đông – tây – nam – bắc
  • B. Ba trục: cảng – thành – trung tâm tôn giáo
  • C. Ngũ hành: kim – mộc – thuỷ - hoả - thổ
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 2: Chữ Chăm cổ được sáng tạo trên cơ sở của loại chữ viết nào?

  • A. Chữ Phạn.
  • B. Chữ Hán.
  • C. Chữ La-tinh.
  • D. Chữ Nôm.

 

Câu 3: Nhà nước tiền thân của Chăm-pa là:

  • A. Âu Lạc
  • B. Đại Việt
  • C. Lâm Ấp
  • D. Sa Huỳnh

 

Câu 4: Câu nào sau đây đúng về điều kiện tự nhiên ở Chăm-pa?

  • A. Khí hậu lạnh khô, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu bão tuyết, mưa đá
  • B. Khí hậu nóng ẩm, đất đai trù phú, có mưa nhiều nhưng số lượng thiên tai không đáng kể.
  • C. Khí hậu khô nóng, đất đai cằn cỗi, thường xuyên phải hứng chịu những trận bão lụt.
  • D. Khí hậu ôn đới, đất đai giàu dưỡng chất, là một vùng tuyệt vời để sinh sống.

 

Câu 5: Người Chăm-pa tiếp thu tôn giáo nào?

  • A. Phật giáo
  • B. Hin-đu giáo
  • C. Hồi giáo
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 6: Văn minh Chăm-pa có đặc điểm nổi bật nào sau đây?

  • A. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Trung Hoa.
  • B. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Đại Việt.
  • C. Kết hợp giữa văn hoá Ấn Độ với văn hoá Phù Nam.
  • D. Kết hợp giữa văn hoá bản địa với văn hoá Ấn Độ.

 

Câu 7: Sử thi của người Chăm có đặc điểm gì?

  • A. Thể hiện những rung động mạnh mẽ trong tình yêu đôi lứa.
  • B. Vừa mang màu sắc thần thoại Ấn Độ, vừa thấm đượm triết lí Bà La Môn giáo và Hồi giáo.
  • C. Có tính giáo dục sâu sắc, làm nền tảng ra đời của văn học cung đình.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

 

Câu 8: Thành tựu nào sau đây của các nền văn minh cổ trên đất nước Việt Nam đã được UNESCO ghi danh là Di sản văn hoá thế giới?

  • A. Trống đồng Đông Sơn.
  • B. Phật viện Đồng Dương.
  • C. Thánh địa Mỹ Sơn.
  • D. Đồng tiền cổ Óc Eo.

 

Câu 9: Câu nào sau đây không đúng về văn minh Chăm-pa?

  • A. Cơ sở quan trọng cho sự hình thành của Nhà nước Chăm-pa sau này là sự phát triển nội tại của những tổ chức xã hội từ thời văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Việc tiếp thu những thành tựu của văn minh Ấn Độ và văn minh Đại Việt góp phần đưa nền văn minh Chăm-pa phát triển rực rỡ.
  • C. Ở cấp trung ương, đứng đầu Nhà nước Chăm-pa là vua, có quyền lực tối cao, theo chế độ cha truyền con nối.
  • D. Cư dân Chăm-pa có hoạt động kinh tế đa dạng: trồng lúa trên các vùng đồng bằng lưu vực của các con sông, chăn nuôi gia súc, làm nghề thủ công

 

Câu 10: Ý nào sau đây đúng về đời sống vật chất của người Chăm-pa?

  • A. Người Chăm sống quây quần trong những nếp nhà xây bằng gỗ hoặc gạch nung, mặt trước có một hiên ở chính giữa.
  • B. Trang phục chính của người Chăm là quần áo mỏng, nhẹ do duy trì tín ngưỡng phồn thực.
  • C. Bữa ăn hằng ngày của cư dân Chăm thường chỉ có các loại hải sản mà ít có cơm, rau.
  • D. Cuộc sống của người dân Chăm-pa cực kì giàu có, sung túc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBACCD
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánDBCBA

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 10 chân trời bài 16 Văn minh Chăm-pa (Đề trắc nghiệm số 1), kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 16, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10  chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác