Đề kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 Chân trời bài 12 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A. Lần thứ nhất.
  • B. Lần thứ hai.
  • C. Lần thứ ba.
  • D. Lần thứ tư.

Câu 2: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?

  • A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
  • B. Toán học, vật lí học, hoá học, sinh học.
  • C. Điện tử, viễn thông, giao thông vận tải.
  • D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.

Câu 3: Quốc gia khởi đầu Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai và thứ ba là nước nào?

  • A. Anh.
  • B. Nhật.
  • C. Mỹ.
  • D. Liên Xô.

Câu 4: Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là ai?

  • A. U. Ga-ga-rin.
  • B. Neo Am-strong.
  • C. Phạm Tuân.
  • D. Bu A-đin.

Câu 5: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Nửa cuối thế kỉ XIX 
  • B. Nửa đầu thế kỉ XX.
  • C. Nửa sau thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 6: Đâu là những tác động tích cực của toàn cầu hoá?

  • A. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
  • B. Nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
  • C. Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hoá giàu nghèo.
  • D. Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn.

Câu 7: Thành tựu tiêu biểu mà nhân loại đạt được trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chủ yếu thuộc các lĩnh vực nào?

  • A. Công cụ sản xuất mới, năng lượng.
  • B. Giao thông vận tải - thông tin liên lạc.
  • C. Chinh phục vũ trụ, công nghệ thông tin.
  • D. Khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

Câu 8: Đâu là các cuộc cách mạng tạo điều kiện cho các nước châu Âu và Mỹ vươn lên thành cường quốc công nghiệp?

  • A. Hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
  • B. Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng công nghiệp Anh.
  • C. Cách mạng công nghiệp Anh và Cách mạng tư sản Pháp.
  • D. Hai cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại.

Câu 9: Ý nào sau đây là bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • A. Chủ nghĩa tư bản chuyên từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền.
  • B. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức cho các nước.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới.
  • D. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của toàn cầu hoá?

  • A. Mạng lưới thông tin toàn cầu.
  • B. Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
  • C. Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
  • D. Mạng lưới giáo dục toàn cầu. 

 

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A. Lần thứ nhất.
  • B. Lần thứ hai.
  • C. Lần thứ ba.
  • D. Lần thứ tư.

Câu 2: Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?

  • A. Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.
  • B. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
  • C. Tí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học.
  • D. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.

Câu 3: Máy tinh Mác-xin-tốt là của hãng nào?

  • A. Mai-cờ-rô-sốp.
  • B. Áp-pô.
  • C. Lê-nô-vô.
  • D. Sam-sung.

Câu 4: Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh?

  • A. Stip Gióp.
  • B. Bin Gết.
  • C. Pôn A-len và Bin Gết.
  • D. Prét-pơ Éc-cơ.

Câu 5: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Nửa cuối thế kỉ XIX 
  • B. Nửa đầu thế kỉ XX.
  • C. Nửa sau thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 6: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 
  • C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
  • D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

  • A. Sự hoà trộn công nghệ, xoá bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.
  • B. Hình thành thị trường thế giới mới với xu thế toàn cầu hoá.
  • C. Điện toán hoá ngành sản xuất, không cần con người tham gia.
  • D. Đột phá đồng thời ở nhiều lĩnh vực, chuyển hoá toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Câu 8: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất nên còn được gọi là gì?

  • A. Cách mạng điện tử.
  • B. Cách mạng cơ khí hoá.
  • C. Cách mạng số.
  • D. Cách mạng tự động hoá.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của toàn cầu hoá?

  • A. Mạng lưới thông tin toàn cầu.
  • B. Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
  • C. Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
  • D. Mạng lưới giáo dục toàn cầu.

Câu 10: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư tác động lớn đến xã hội, thể hiện ở sự xuất hiện của …

  • A. Giai cấp công nhân hiện đại.
  • B. Toàn cầu hoá.
  • C. Công nghệ thông tin.
  • D. Internet.

 

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày về nguyên nhân của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Câu 2: Tình hình Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

ĐỀ 2

Câu 1: Trình bày những hệ quả tích cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Câu 2: Tình hình Việt Nam trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Ai là người đã phát minh ra mạng lưới toàn cầu?

  • A. Stip Gióp.
  • B. Tim Bécnơ.
  • C. Giôn Su-li-van.
  • D. Bin Gết.

Câu 2: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A. Lần thứ nhất.
  • B. Lần thứ hai.
  • C. Lần thứ ba.
  • D. Lần thứ tư.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

  • A. Sự hoà trộn công nghệ, xoá bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.
  • B. Hình thành thị trường thế giới mới với xu thế toàn cầu hoá.
  • C. Điện toán hoá ngành sản xuất, không cần con người tham gia.
  • D. Đột phá đồng thời ở nhiều lĩnh vực, chuyển hoá toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Câu 4: Thành tựu quan trọng nào sau đây trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

  • A. Trí tuệ nhân tạo.
  • B. Máy hơi nước.
  • C. Cuộc “Cách mạng Xanh”.
  • D. Công nghệ thông tin.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Trình bày những thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

Câu 2: Trình bày những hệ quả tiêu cực của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A. Lần thứ nhất.
  • B. Lần thứ hai.
  • C. Lần thứ ba.
  • D. Lần thứ tư.

Câu 2: Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh?

  • A. Stip Gióp.
  • B. Bin Gết.
  • C. Pôn A-len và Bin Gết.
  • D. Prét-pơ Éc-cơ.

Câu 3: Thành tựu tiêu biểu mà nhân loại đạt được trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chủ yếu thuộc các lĩnh vực nào?

  • A. Công cụ sản xuất mới, năng lượng.
  • B. Giao thông vận tải - thông tin liên lạc.
  • C. Chinh phục vũ trụ, công nghệ thông tin.
  • D. Khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

Câu 4: Thành tựu quan trọng nào sau đây trong các cuộc cách mạng công nghiệp thời kì hiện đại đã góp phần giải quyết vấn đề lương thực cho con người?

  • A. Trí tuệ nhân tạo.
  • B. Máy hơi nước.
  • C. Cuộc “Cách mạng Xanh”.
  • D. Công nghệ thông tin.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Từ thập niên 70 của thế kỉ XX, cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra chủ yếu trên lĩnh vực nào?

Câu 2: Tác động của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến dời sống của người dân Việt Nam như thế nào?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 10 Chân trời bài 12 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 10 chân trời, đề thi lịch sử 10 chân trời bài 12

Bình luận

Giải bài tập những môn khác