Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời bài 12 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại (đề trắc nghiệm)

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A. Lần thứ nhất.
  • B. Lần thứ hai.
  • C. Lần thứ ba.
  • D. Lần thứ tư.

Câu 2: Những yếu tố cốt lõi của kĩ thuật số trong cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư là gì?

  • A. Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.
  • B. Trí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), Dữ liệu lớn (Big Data).
  • C. Tí tuệ nhân tạo (AI), Internet kết nối vạn vật (IoT), công nghệ sinh học.
  • D. Kĩ thuật số, công nghệ sinh học, công nghệ liên ngành, đa ngành.

Câu 3: Máy tinh Mác-xin-tốt là của hãng nào?

  • A. Mai-cờ-rô-sốp.
  • B. Áp-pô.
  • C. Lê-nô-vô.
  • D. Sam-sung.

Câu 4: Máy tính cá nhân đầu tiên do ai phát minh?

  • A. Stip Gióp.
  • B. Bin Gết.
  • C. Pôn A-len và Bin Gết.
  • D. Prét-pơ Éc-cơ.

Câu 5: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Nửa cuối thế kỉ XIX 
  • B. Nửa đầu thế kỉ XX.
  • C. Nửa sau thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 6: Đặc điểm lớn nhất của cuộc Cách mạng khoa học - kĩ thuật sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì?

  • A. Kĩ thuật trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp.
  • B. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. 
  • C. Sự bùng nổ của các lĩnh vực khoa học - công nghệ.
  • D. Mọi phát minh kĩ thuật đều bắt nguồn từ sản xuất.

Câu 7: Nội dung nào dưới đây không phải là đặc điểm cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư?

  • A. Sự hoà trộn công nghệ, xoá bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.
  • B. Hình thành thị trường thế giới mới với xu thế toàn cầu hoá.
  • C. Điện toán hoá ngành sản xuất, không cần con người tham gia.
  • D. Đột phá đồng thời ở nhiều lĩnh vực, chuyển hoá toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

Câu 8: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất nên còn được gọi là gì?

  • A. Cách mạng điện tử.
  • B. Cách mạng cơ khí hoá.
  • C. Cách mạng số.
  • D. Cách mạng tự động hoá.

Câu 9: Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của toàn cầu hoá?

  • A. Mạng lưới thông tin toàn cầu.
  • B. Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
  • C. Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
  • D. Mạng lưới giáo dục toàn cầu.

Câu 10: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba và thứ tư tác động lớn đến xã hội, thể hiện ở sự xuất hiện của …

  • A. Giai cấp công nhân hiện đại.
  • B. Toàn cầu hoá.
  • C. Công nghệ thông tin.
  • D. Internet.

 


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

B

B

C

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

C

D

A


Bình luận

Giải bài tập những môn khác