Đề số 1: Đề kiểm tra trắc nghiệm Lịch sử 10 chân trời bài 12 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại (đề trắc nghiệm)

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp là đặc điểm của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ mấy?

  • A. Lần thứ nhất.
  • B. Lần thứ hai.
  • C. Lần thứ ba.
  • D. Lần thứ tư.

Câu 2: Thành tựu nổi bật của các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại là các ngành nào?

  • A. Công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới.
  • B. Toán học, vật lí học, hoá học, sinh học.
  • C. Điện tử, viễn thông, giao thông vận tải.
  • D. Công nghệ vũ trụ, năng lượng nguyên tử, năng lượng hạt nhân.

Câu 3: Quốc gia khởi đầu Cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai và thứ ba là nước nào?

  • A. Anh.
  • B. Nhật.
  • C. Mỹ.
  • D. Liên Xô.

Câu 4: Người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng là ai?

  • A. U. Ga-ga-rin.
  • B. Neo Am-strong.
  • C. Phạm Tuân.
  • D. Bu A-đin.

Câu 5: Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba diễn ra vào thời gian nào?

  • A. Nửa cuối thế kỉ XIX 
  • B. Nửa đầu thế kỉ XX.
  • C. Nửa sau thế kỉ XX.
  • D. Đầu thế kỉ XXI.

Câu 6: Đâu là những tác động tích cực của toàn cầu hoá?

  • A. Tạo ra nguy cơ đánh mất bản sắc dân tộc và độc lập tự chủ của các quốc gia.
  • B. Nâng cao tính cạnh tranh và hiệu quả của nền kinh tế.
  • C. Làm trầm trọng thêm bất công xã hội và phân hoá giàu nghèo.
  • D. Làm cho mọi mặt của cuộc sống con người kém an toàn.

Câu 7: Thành tựu tiêu biểu mà nhân loại đạt được trong Cách mạng công nghiệp lần thứ ba chủ yếu thuộc các lĩnh vực nào?

  • A. Công cụ sản xuất mới, năng lượng.
  • B. Giao thông vận tải - thông tin liên lạc.
  • C. Chinh phục vũ trụ, công nghệ thông tin.
  • D. Khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng.

Câu 8: Đâu là các cuộc cách mạng tạo điều kiện cho các nước châu Âu và Mỹ vươn lên thành cường quốc công nghiệp?

  • A. Hai cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại.
  • B. Cách mạng tư sản Anh và Cách mạng công nghiệp Anh.
  • C. Cách mạng công nghiệp Anh và Cách mạng tư sản Pháp.
  • D. Hai cuộc cách mạng công nghiệp thời cận đại.

Câu 9: Ý nào sau đây là bối cảnh lịch sử tác động đến cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ ba?

  • A. Chủ nghĩa tư bản chuyên từ tự do cạnh tranh sang chủ nghĩa độc quyền.
  • B. Toàn cầu hóa diễn ra mạnh mẽ, đem lại những cơ hội và thách thức cho các nước.
  • C. Chiến tranh thế giới thứ hai đặt ra nhu cầu phát minh các loại vũ khí mới.
  • D. Giai cấp tư sản lên cầm quyền sau các cuộc cách mạng tư sản.

Câu 10: Nội dung nào sau đây không phải là trụ cột của toàn cầu hoá?

  • A. Mạng lưới thông tin toàn cầu.
  • B. Mạng lưới và hệ thống siêu thị toàn cầu.
  • C. Mạng lưới và hệ thống tài chính toàn cầu.
  • D. Mạng lưới giáo dục toàn cầu. 

 


 

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Đáp án

C

A

C

B

C

Câu hỏi

Câu 6

Câu 7

Câu 8

Câu 9

Câu 10

Đáp án

B

D

D

C

D


Bình luận

Giải bài tập những môn khác