Đề kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 9: Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại

Đề thi, đề kiểm tra lịch sử 10 Chân trời bài 9 Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lực lượng lao động chính ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là: 

  • A. chủ nô.
  • B. nô lệ.
  • C. nông dân.
  • D. quý tộc.

Câu 2: Kinh tế chủ đạo của các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là gì?: 

  • A. Nông nghiệp và thủ công nghiệp.
  • B. Thủ công nghiệp và thương nghiệp.
  • C. Thương nghiệp và nông nghiệp.
  • D. Trồng trọt và chăn nuôi.

Câu 3: Cơ quan nào ở thành bang A-ten có quyền thảo luận và biểu quyết những vấn đề hệ trọng của đất nước?

  • A. Hội đồng 500 người.
  • B. Đại hội nhân dân.
  • C. Tòa án 6000 thẩm phán.
  • D. Hội đồng 10 tướng lĩnh.

Câu 4: Xã hội Hy Lạp - La Mã cổ đại có hai giai cấp cơ bản là: 

  • A. địa chủ và nông dân.
  • B. quý tộc và nông dân.
  • C. chủ nô và nô lệ.
  • D. chủ nô và nông dân công xã.

Câu 5: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?: 

  • A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.
  • B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.
  • C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.
  • D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.

Câu 6: Tại sao thương nghiệp hàng hải phát triển mạnh ở Hy Lạp và La Mã cổ đại?: 

  • A. Nông nghiệp kém phát triển.
  • B. Quốc gia chủ yếu là thành thị.
  • C. Đồng bằng nhỏ hẹp, bị chia cắt.
  • D. Giao thông đường biển thuận lợi.

Câu 7: Vì sao hiện nay nhân loại tiếp tục duy trì Đại hội thể thao Ô-lim-píc (Olympic)?

  • A. Đề cao tinh thần hoà bình, đoàn kết các dân tộc.
  • B. Để phát triển các môn thể thao điền kinh cơ bản.
  • C. Đề cao giá trị văn hoá và tinh thần của Hy Lạp.
  • D. Phát huy nguyên tắc bình đẳng của các dân tộc.

Câu 8: Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?

  • A. Hệ chữ cái La-tinh.
  • B. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.
  • C. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
  • D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Câu 9: Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là: 

  • A. Hoàng đế.
  • B. chấp chính quan.
  • C. tể tướng.
  • D. Pha-ra-ông.

Câu 10: Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

  • A. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
  • B. Công dân nữ từ 21 tuổi trở lên.
  • C. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Mọi công dân (không phân biệt tuổi tác).

ĐỀ 2

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Những tiến bộ trong cách tính lịch của người phương Tây So với phương Đông xuất phát từ

  • A. cách tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trăng.
  • B. việc đúc rút kinh nghiệm từ thực tiễn sản xuất.
  • C. sự hiểu biết chính xác về Trái Đất và hệ Mặt Trời.
  • D. việc tính lịch dựa theo sự chuyển động của Mặt Trời.

Câu 2: Thương cảng nào nổi tiếng nhất ở Hi Lạp cổ đại?

  • A. Cảng Óc Eo.
  • B. Cảng Pa-lem-bang.
  • C. Cảng Đại Chiêm.
  • D. Cảng Pi-rê.

Câu 3: Một trong những cống hiến lớn có giá trị đến nay của cư dân La Mã là: 

  • A. Bảng chữ cái gồm 26 chữ.
  • B. Đền Pác-tê-nông.
  • C. giấy, thuốc súng, la bàn.
  • D. Đấu trường La Mã.

Câu 4: Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại so với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông cổ đại là gì?

  • A. Công dân A-ten (Athens) được quyền lựa chọn người quản lí nhà nước.
  • B. Tất cả Công dân của A-ten có quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.
  • C. Công dân của thành thị có quyền bầu ra người quản lí nhà nước.
  • D. Công dân nam từ 18 tuổi được quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.

Câu 5: Điều kiện tự nhiên của La Mã cổ đại thuận lợi cho sự phát triển của ngành kinh tế nào sau đây?: 

  • A. Nông nghiệp trồng lúa nước.
  • B. Khai thác lâm sản.
  • C. Buôn bán qua đường biển.
  • D. Nông nghiệp trồng các cây gia vị như: hồ tiêu, gừng…

Câu 6: Nội dung nào không đúng khi mô tả về các thành bang ở Hi Lạp cổ đại?

  • A. Mỗi thành bang đều lấy một thành thị làm trung tâm.
  • B. Xung quanh thành thị là vùng đất trồng trọt.
  • C. Thành thị có phố xá, lâu đài, bến cảng…
  • D. Đứng đầu mỗi thành bang là một hoàng đế.

Câu 7: Tại sao nói chữ viết là cống hiến lớn lao của La Mã cổ đại?

  • A. Kí hiệu ít, đơn giản, dễ biểu đạt ý nghĩa sự vật, hiện tượng.
  • B. Được tất cả các nước trên thế giới sử dụng đến ngày nay.
  • C. Có hệ thống chữ cái hoàn chỉnh, cùng với hệ chữ số La Mã.
  • D. Đơn giản, khoa học, khả năng ghép chữ linh hoạt, dễ phổ biến.

Câu 8: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?

  • A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
  • B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
  • C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
  • D. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước.

Câu 9: Định luật khoa học nào của cư dân Hi Lạp cổ đại vẫn được giảng dạy trong chương trình giáo dục hiện nay?

  • A. Định lí Pi-ta-go.
  • B. Định luật Niu-tơn.
  • C. Định luật bảo toàn năng lượng.
  • D. Định luật bảo toàn khối lượng.

Câu 10: Một trong những tác phẩm văn học tiêu biểu của cư dân Hi Lạp cổ đại là: 

  • A. sử thi Đăm-săn.
  • B. vở kịch Sơ-kun-tơ-la.
  • C. sử thi I-li-át.
  • D. sử thi Ra-ma-ya-na.

II. DẠNG 2 – ĐỀ KIỂM TRA TỰ LUẬN

ĐỀ 1

Câu 1: Trình bày điều kiện hình thành văn minh Hy Lạp thời cổ trung đại.

Câu 2: Tín ngưỡng, tôn giáo của người Hy Lạp và La Mã cổ đại đã có những ảnh hưởng gì tới đời sống xã hội của phương Tây sau này?

ĐỀ 2

Câu 1: Hãy trình bày những thành tựu cơ bản của văn minh Hy Lạp và La Mã trên các lĩnh vực triết học, khoa học.

Câu 2: Tại sao nói, văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại là cơ sở của nền văn hóa châu Âu hiện đại?

III. DẠNG 3 – ĐỀ TRẮC NGHIỆM VÀ TỰ LUẬN

ĐỀ 1

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Lực lượng lao động chính ở các quốc gia cổ đại Hy Lạp - La Mã là: 

  • A. chủ nô.
  • B. nô lệ.
  • C. nông dân.
  • D. quý tộc.

Câu 2: Việc tìm thấy những đồng tiền cổ nhất thế giới của người Hy Lạp và La Mã cổ đại ở châu Á và châu Phi đã thể hiện ý nghĩa nào dưới đây?: 

  • A. Hoạt động thương mại và lưu thông tiền tệ phát triển.
  • B. Nghề đúc tiền phát triển mạnh ở châu Á và châu Phi.
  • C. Thị quốc hình thành và mở rộng lãnh thổ.
  • D. Thủ công nghiệp ở các thị quốc phát triển mạnh.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về điều kiện tự nhiên của Hi Lạp cổ đại?

  • A. Địa hình bị chia cắt bởi núi, biển…
  • B. Đất đai canh tác ít và không màu mỡ.
  • C. Đường bờ biển dài, nhiều vũng, vịnh.
  • D. Có các đồng bằng màu mỡ, rộng lớn.

Câu 4: Ở A-ten, những ai có quyền tham gia Đại hội nhân dân?

  • A. Công dân nam từ 18 tuổi trở lên.
  • B. Công dân nữ từ 21 tuổi trở lên.
  • C. Mọi công dân từ 18 tuổi trở lên.
  • D. Mọi công dân (không phân biệt tuổi tác).

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Hãy trình bày những thuận lợi đối với việc hình thành nền văn minh của Hy Lạp và La Mã.

Câu 2: Vai trò của thủ công nghiệp đối với kinh tế Hy Lạp và La Mã cổ đại.

ĐỀ 2

I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Hàng hoá trao đổi, mua bán quan trọng nhất ở Địa Trung Hải cổ đại là gì?

  • A. Rượu nho.
  • B. Dầu ô liu.
  • C. Đồ mỹ nghệ.
  • D. Nô lệ.

Câu 2: Địa bàn sinh sống của cư dân ở Địa Trung Hải là: 

  • A. nông thôn.
  • B. miền núi.
  • C. thành thị.
  • D. trung du.

Câu 3: Nội dung nào dưới đây là thành tựu văn hóa của cư dân Hi Lạp cổ đại?

  • A. Hệ chữ cái La-tinh.
  • B. Tượng thần Vệ nữ Mi-lô.
  • C. Hệ đếm lấy số 10 làm cơ sở.
  • D. Kim tự tháp Kê-ốp.

Câu 4: Đứng đầu nhà nước đế chế La Mã cổ đại là: 

  • A. Hoàng đế.
  • B. chấp chính quan.
  • C. tể tướng.
  • D. Pha-ra-ông.

II. Phần tự luận (6 điểm)

Câu 1: Nền văn minh Hy Lạp và La Mã kế thừa nên văn minh phương Đông cổ đại như thế nào?

Câu 2: Đỉnh Ô-lim-pớt và vòng nguyệt quế thường tượng trưng cho điều gì? Tại sao các kì Thế vận hội Ô-lim-pic lại có tục rước đuốc từ ngọn núi Ô-lim-pớt?

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Lịch sử 10 Chân trời bài 9 Văn minh Hy Lạp - La Mã cổ đại, đề kiểm tra 15 phút lịch sử 10 chân trời, đề thi lịch sử 10 chân trời bài 9

Bình luận

Giải bài tập những môn khác