Đề kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 15 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Đề trắc nghiệm số 1)

Đề thi, đề kiểm tra Lịch sử 10 Chân trời sáng tạo bài 15 Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Đề trắc nghiệm số 1). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM

ĐỀ 1

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Văn minh Văn Lang – Âu Lạc được phát triển trên cơ sở của nền văn hoá nào?

  • A. Văn hoá Sa Huỳnh.
  • B. Văn hoá Đông Sơn
  • C. Văn hoá Óc Eo.
  • D. Văn hoá Đồng Nai.

 

Câu 2: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang – Âu Lạc bao gồm:

  • A. Vua, quý tộc, dân tự do, nô lệ.
  • B. Vua, quý tộc, dân tự do, nô tì.
  • D. Vua, quý tộc, bảo dân, nô lệ.

C. Vua, quý tộc, tư sản, thị dân.

 

Câu 3: Điểm giống nhau trong cơ sở hình thành Nhà nước Văn Lang và Nhà nước Âu Lạc là do:

  • A. Yêu cầu chống ngoại xâm, bảo vệ kinh tế nông nghiệp và làm thuỷ lợi.
  • B. Yêu cầu liên minh giữa các bộ lạc với nhau để cùng phát triển kinh tế.
  • C. Thương nghiệp phát triển cần tập trung để hình thành những đội tàu buôn.
  • D. Yêu cầu của các gia đình sống chung với nhau từ thế hệ này sang thế hệ khác.

 

Câu 4: Việc sử dụng phổ biến công cụ bằng đồng thau kết hợp công cụ bằng sắt đã mang lại hiệu quả nào dưới đây?

  • A. Vùng đồng bằng các sông lớn được khai phá.
  • B. Thúc đẩy sự phát triển của ngành gồm mĩ nghệ.
  • C. Thúc đẩy phát triển nông nghiệp trồng lúa nước.
  • D. Phổ biến việc dùng cày với sức kéo của trâu, bò.

 

Câu 5: Những nghề thủ công nổi bật của người Việt cổ là:

  • A. Đúc đồng, làm giấy in, đóng tàu, đồ gốm.
  • B. Làm la bàn đi biển, làm mực in, dệt vải.
  • C. Đúc đồng, làm đồ gốm, dệt vải.
  • D. Đóng tàu, đánh cá, đồ gốm, dệt vải.

 

Câu 6: Nội dung nào sau đây không phải là điều kiện tự nhiên thuận lợi để hình thành văn minh Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Đất đai màu mỡ.
  • B. Khí hậu nhiệt đới gió mùa.
  • C. Hệ thống kênh rạch chằng chịt.
  • D. Khoáng sản phong phú.

 

Câu 7: Tổ chức Nhà nước thời Văn Lang – Âu Lạc theo thứ tự từ trung ương xuống địa phương là:

  • A. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Lạc dân.
  • B. Vua – Vương công, quý tộc – Bồ chính.
  • C. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Bộ chính.
  • D. Vua – Lạc hầu, Lạc tướng – Tù trưởng.

 

Câu 8: Ý nào sau đây nói đúng về cư dân Việt cổ?

  • A. Chủ yếu mặc ka-ma và ở nhà trệt
  • B. Phân bố từ Quảng Bình đến Bình Thuận
  • C. Chủ yếu đi lại bằng thuyền trên kênh, rạch
  • D. Là chủ nhân của văn minh Văn Lang – Âu Lạc

 

Câu 9: Những chuyển biến về mặt xã hội của quốc gia Văn Lang – Âu Lạc bởi nguồn từ:

  • A. Sự chuyển biến về kinh tế.
  • B. Sự xuất hiện các giai cấp mới.
  • C. Sự tư hữu hoá trong sản xuất.
  • D. Sự thay đổi vai trò của đàn ông.

 

Câu 10: Ý nào sau đây không đúng về đời sống tinh thần của cư dân Văn Lang – Âu Lạc?

  • A. Về tín ngưỡng thì có tục thờ cúng tổ tiên và những người có công với cộng đồng
  • B. Về nghệ thuật, các cư dân Văn Lang – Âu Lạc đã đạt đến một trình độ thẩm mĩ khá cao.
  • C. Về âm nhạc thì khá phát triển với sự xuất hiện của nhiều loại nhạc cụ và hình thức biểu diễn.
  • D. Về hội hoạ, tuy chưa có nhiều công cụ nhưng hội hoạ đã có nhiều bước tiến vượt bậc, nổi bật là tranh thuỷ mặc.

 

GỢI Ý ĐÁP ÁN

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏiCâu 1Câu 2Câu 3Câu 4Câu 5
Đáp ánBBACC
Câu hỏiCâu 6Câu 7Câu 8Câu 9Câu 10
Đáp ánCCDAD

Nội dung quan tâm khác

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm:

Đề kiểm tra Lịch sử 10 chân trời bài Văn minh Văn Lang - Âu Lạc (Đề trắc nghiệm số 1), kiểm tra Lịch sử 10 CTST bài 15, đề kiểm tra 15 phút Lịch sử 10  chân trời

Bình luận

Giải bài tập những môn khác