I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Phong trào Văn hoá Phục hưng đã đạt được những thành tựu rực rỡ về mọi mặt, đặc biệt là lĩnh vực:
- A. khoa học tự nhiên.
- B. kiến trúc và xây dựng.
- C. văn học và nghệ thuật.
- D. triết học và lịch sử.
Câu 2: Tôn giáo nào sau đây đã chi phối toàn bộ đời sống tinh thần của xã hội châu Âu nửa đầu thời kì trung đại?
- A. Phật giáo.
- B. Hồi giáo.
- C. Nho giáo.
- D. Cơ Đốc giáo.
Câu 3: Điểm tiến bộ của thể chế dân chủ ở Hy Lạp cổ đại so với chế độ chuyên chế trung ương tập quyền ở phương Đông cổ đại là gì?
- A. Công dân A-ten (Athens) được quyền lựa chọn người quản lí nhà nước.
- B. Tất cả Công dân của A-ten có quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.
- C. Công dân của thành thị có quyền bầu ra người quản lí nhà nước.
- D. Công dân nam từ 18 tuổi được quyền bầu chọn người quản lí nhà nước.
Câu 4: Cơ sở tư tưởng chính thống của giai cấp phong kiến ở châu Âu thời trung đại là giáo lí:
- A. đạo Ki-tô.
- B. đạo Phật.
- C. đạo Hồi.
- D. đạo Nho.
Câu 5: Những tiến bộ của khoa học - kĩ thuật giúp con người thoát khỏi tình trạng lạc hậu và nhận thức được bản chất của thế giới là:
- A. nội dung của phong trào Văn hoá Phục hưng.
- B. nguyên nhân ra đời phong trào Văn hoá Phục hưng.
- C. hậu quả của nền văn hoá Phục hưng.
- D. bản chất của nền văn hoá Phục hưng.
Câu 6: Điểm giống nhau giữa tầng lớp nông dân công xã ở phương Đông cổ đại với tầng lớp nô lệ ở xã hội phương Tây cổ đại là gì?
- A. Lực lượng đông đảo nhất và là lực lượng sản xuất chính của xã hội.
- B. Lực lượng đông đảo nhất và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
- C. Lực lượng thiểu số và không có vai trò quan trọng trong xã hội.
- D. Lực lượng đông đảo nhất và phải đóng thuế cho nhà nước.
Câu 7: Ý nào dưới đây không phản ánh đúng nguyên nhân xuất hiện của phong trào Văn hoá Phục hưng?:
- A. Giáo lí đạo Ki-tô, tư tưởng của chế độ phong kiến mang những quan điểm lỗi thời.
- B. Giai cấp tư sản có thể lực về kinh tế nhưng lại chưa có địa vị xã hội tương ứng.
- C. Con người bước đầu có những nhận thức khoa học về bản chất của thế giới.
- D. Sự xuất hiện trào lưu Triết học Ánh sáng đã tạo tiền đề cho phong trào.
Câu 8: Nội dung nào sau đây là đúng?
- A. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ phường hội
- B. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công trường thủ công
- C. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ công ti thương mại
- D. Đến đầu thế kỉ XVI, nhiều hình thức tổ chức sản xuất mới xuất hiện ở Tây Âu, ngoại trừ đồn điện, trang trại
Câu 9: Ai là tác giả của tác phẩm kịch Rô-mê-ô và Giu-li-ét?:
- A. Đan-tê A-li-ghê-ri.
- B. Uy-li-am Sếch-xpia
- C. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
- D. Mi-quen-đơ Xéc-van-téc.
Câu 10: Một trong những danh hoạ kiệt xuất của thời kì Phục hưng ở Tây Âu là
- A. Lê-ô-na đơ Vanh-xi.
- B. Ga-li-lê-ô Ga-li-lê
- C. Ni-cô-lai Cô-péc-ních.
- D. Phơ-răng-xoa Ra-bơ-le.
Bình luận