I. DẠNG 1 – ĐỀ KIỂM TRA TRẮC NGHIỆM
ĐỀ 1
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Tư tưởng, tôn giáo nào trở thành hệ tư tưởng phục vụ cho chế độ phong kiến Trung Quốc?:
- A. Nho giáo.
- B. Phật giáo.
- C. Đạo giáo.
- D. Lão giáo.
Câu 2: Chính sách quân điền thời nhà Đường đã có tác dụng quan trọng nào?:
- A. Nông dân được chia đất để canh tác.
- B. Nông dân hăng hái tăng gia sản xuất.
- C. Nông dân sẵn sàng ủng hộ triều đình.
- D. Hạn chế phong trào đấu tranh của nông dân.
Câu 3: Ngành kinh tế chủ đạo ở Trung Quốc thời kì cổ - trung đại là
- A. nông nghiệp.
- B. thương nghiệp.
- C. công nghiệp.
- D. thủ công nghiệp.
Câu 4: Nhà nước Trung Hoa thời kì cổ - trung đại được tổ chức theo mô hình nào?
- A. Dân chủ tư sản.
- B. Dân chủ chủ nô.
- C. Quân chủ lập hiến.
- D. Quân chủ chuyên chế.
Câu 5: Những người nông dân Trung Quốc thời phong kiến có sở hữu ruộng đất để cày cấy gọi là:
- A. nông dân tự canh.
- B. nông dân lĩnh canh.
- C. nông nô.
- D. địa chủ.
Câu 6: Vì sao những tri thức toán học ra đời sớm ở Ai Cập cổ đại?
- A. Do nhu cầu chia ruộng đất, ghi chép nợ và tri thức khoa học.
- B. Do nhu cầu tính toán trong xây dựng, phân chia ruộng đất.
- C. Do nhu cầu tính toán nợ và thu thuế của giai cấp thống trị.
- D. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp và phát triển thương nghiệp.
Câu 7: Nội dung nào sau đây đúng?
- A. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là vạn lí trường thành.
- B. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là đền Pác-tê-nông.
- C. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là đại bảo tháp San-chi.
- D. Công trình kiến trúc tiêu biểu cho nền văn minh Trung Quốc là vườn treo Ba-bi-lon.
Câu 8: Vì sao Lịch pháp và Thiên văn học ở Ai Cập cổ đại ra đời sớm?
- A. Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp.
- B. Thúc đẩy sản xuất thương nghiệp.
- C. Tiến hành nghi thức tôn giáo.
- D. Cúng tế các vị thần linh.
Câu 9: Bốn phát minh kĩ thuật quan trọng nào dưới đây của Trung Quốc thời phong kiến có đóng góp to lớn cho nền văn minh nhân loại?:
- A. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, thuyền buồm.
- B. La bàn, kĩ thuật in, súng thần công, giấy.
- C. La bàn, kĩ thuật in, thuốc súng, làm giấy.
- D. La bàn, địa động nghi, thuốc súng, giấy.
Câu 10: Tác giả và tác phẩm đặt nền móng cho sử học Trung Quốc là:
- A. Tư Mã Thiên và Sử ký.
- B. Tư Mã Thiên và Hồi kí.
- C. Lưu Trị Cơ và Sử thông.
- D. Tư Mã Quang và Tư trị thông giám.
Bình luận