Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 chân trời bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH

1. Điều kiện tự nhiên và dân cư

- Điều kiện tự nhiên: là một quốc gia rộng lớn ở khu vực Đông Bắc Á, lãnh thổ Trung Quốc như bị đóng khung tứ phía bởi núi cao, biển rộng và sa mạc mênh mông: 

+ Sa mạc Gobi ở phía bắc và Takla Makan ở phía tây.

+ Dãy Himalaya dựng đứng như bức tường thành ở phía tây nam, phía đông là Thái Bình Dương. 

+ Phía đông, lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tạo nên những đồng bằng rộng màu mỡ, thuận lợi phát triển nông nghiệp.

- Dân cư: 

+ Trên lưu vực Hoàng Hà, từ thời nguyên thuỷ, các bộ lạc sớm đến cư trú, hình thành tộc Hoa Hạ. 

+ Từ những ngôi làng nhỏ nằm ở hạ lưu sông Hoàng, người Hoa Hạ đã tạo dựng một trong những nền văn minh sớm của nhân loại. 

+ Sau khi Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Quốc, cộng đồng dân cư Hoa Hạ phát triển, dần thành một dân tộc ổn định vào thời Hán, được gọi là Hán tộc, giữ vai trò chủ thể trong quá trình phát triển văn minh Trung Hoa.

2. Điều kiện kinh tế

- Hình 7.2 mô tả hoạt động cày ruộng của cư dân Trung Quốc.

=> Văn minh Trung Hoa là nền văn minh nông nghiệp (nông nghiệp là ngành kinh tế chính).

+ Người Hoa Hạ trồng các loại cây: lúa mì, kê, dâu, đay,.. 

+ Công cụ sản xuất chủ yếu làm bằng gỗ, đá, xương. Thời Thương và Tây Chu, công cụ đồng thau phổ biến. Đến thời Chiến quốc, công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi. 

- Các ngành nghề thủ công như làm gốm, đúc đồng, luyện sắt, dệt vải, đóng thuyền, làm giấy,... sớm phát triển, trình độ thẩm mĩ và kĩ thuật chế tác cao.

- Việc trao đổi, buôn bán các sản phẩm trong nước và nước ngoài mở rộng. Từ thời Hán, hoạt động ngoại thương của Trung Quốc phát triển mạnh mẽ thông qua con đường Tơ lụa.

II. CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1. Các giai đoạn phát triển của lịch sử văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

- Khoảng thế kỉ XXI TCN, cư dân ở lưu vực Hoàng Hà bước vào thời kì tan rã của chế độ công xã nguyên thuỷ, hình thành xã hội có phân hoá giai cấp và nhà nước. 

- Trên lưu vực Hoàng Hà và Trường Giang tồn tại hàng trăm tiểu quốc. Giữa các nước thường xuyên xảy ra chiến tranh nhằm thôn tính lẫn nhau. Trải qua các triều đại Hạ, Thương, Chu, tổ chức bộ máy nhà nước từng bước được xây dựng và phát triển theo mô hình quân chủ chuyên chế.

- Chế độ phong kiến chính thức được xác lập ở Trung Quốc thời Tần (năm 221 TCN). Thiết chế nhà nước quân chủ chuyên chế tiếp tục được xây dựng và củng cố qua các triều đại từ Tần cho đến Minh, Thanh.

2. Ảnh hưởng của điều kiện chính trị - xã hội đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

- Do sự phát triển của sản xuất, xã hội Trung Quốc cũng phân hoá sâu sắc. Thời cổ đại, cơ cấu xã hội Trung Quốc bao gồm vua, quý tộc, nông dân, thợ thủ công, thương nhân và nô lệ. Từ thời Tần trở đi, xã hội Trung Quốc chủ yếu bao gồm vua quan, địa chủ, nông dân, thợ thủ công, thương nhân. Trong đó, nông dân là giai cấp đông đảo, giữ vai trò quan trọng nhất trong sản xuất nông nghiệp.

- Điều kiện chính trị - xã hội, chế độ quân chủ chuyên chế, sự phân hoá xã hội đã ảnh hưởng sâu sắc đến sự hình thành nền văn minh Trung Hoa cổ - trung đại.

III. THÀNH TỰU VĂN MINH TIÊU BIỂU

 

Ý NGHĨA

GIÁ TRỊ, ẢNH HƯỞNG Ở THỜI HIỆN ĐẠI

Chữ viết, giấy viết

- Có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển về chính trị, kinh tế, tư tưởng, văn học - nghệ thuật của Trung Quốc.

- Thành tựu vĩ đại, có ý nghĩa cực kì quan trọng đến sự phát triển giáo dục.

- Tư liệu quý để nghiên cứu Lịch sử, Văn

học, Thiên văn, Toán học,... của Trung Hoa cổ - trung đại.

- Cung cấp một điều kiện vật chất quan trọng cho sự phát triển văn hoá, giáo dục, khoa học,... có giá trị và ảnh hưởng sâu rộng trên thể giới.

Văn học, sử học

Nhiều thành tựu lớn, có ý nghĩa và giá trị nghệ thuật cao, phản ánh chân thực mọi mặt của xã hội Trung Quốc qua mỗi thời kì lịch sử, mỗi vương triều.

Nguồn tư liệu quý có giá trị cao, nghiên cứu lịch sử Trung Quốc và khu vực, đóng góp to lớn vào phát triển điện ảnh, văn hoá, du lịch,...

Khoa học tự nhiên

- Tính được lịch, xác định thời gian cho vụ mùa để gieo trồng, thu hoạch; tính toán trong sản xuất, xây dựng, mua bán,...

- Y học giúp nghiên cứu những vấn đề bệnh lí, để ra nguyên tắc và phương pháp chữa trị; kĩ thuật châm cứu, bấm huyệt, hệ thống đơn thuốc Trung y,...

- Bốn phát minh kĩ thuật là bước nhảy vọt về chất, giúp cải thiện đời sống vật chất và tinh thần; có giá trị và tầm ảnh hưởng cao trong việc truyền bá, phổ biến nhanh chóng văn hoá, tri thức, tôn giáo,... trên thế giới.

- Nhiều thành tựu còn giá trị và ảnh hưởng đến thời hiện đại, đóng góp quan trọng vào kho tàng toán học thế giới.

- Hệ thống chữa bệnh Trung y (châm cứu, bấm huyệt, đơn thuốc đông y,..), để lại nhiều kinh nghiệm quý báu cho y học hiện đại và tiếp tục phát huy giá trị ở tương lai.

- Chất xúc tác cho các nền văn minh hiện đại, được truyền bá đến các nước trên thế giới và được cải tiến, ứng dụng rộng rãi (giấy viết, kĩ thuật in trong mọi thời đại; la bàn trong phát kiến địa lí,...).

Tư tưởng, tôn giáo

Ảnh hưởng nhiều lĩnh vực, đặc biệt là kiến trúc, điêu khắc.

Tác động đến các lĩnh vực nghiên cứu lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, du lịch.

Kiến trúc điêu khắc

Là kì tích lao động, tài năng và sức sáng tạo của con người.

Có giá trị cao về điện ảnh, lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, du lịch.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 7: Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại, nội dung chính bài Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác