Đề số 2: Đề kiểm tra trắc nghiệm và tự luận Lịch sử 10 chân trời bài 7 Văn minh Trung Hoa cổ - trung đại (đề trắc nghiệm + tự luận)
ĐỀ 2
I. Phần trắc nghiệm (4 điểm)
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quan hệ sản xuất phong kiến là quan hệ địa chỉ giao ruộng đất cho:
- A. nông dân tự canh để thu tố thuế
- B. nông dân công xã để thu tố thuế.
- C. nông dân lĩnh canh để thu tố thuế.
- D. nông nô lĩnh canh để thu tố thuế.
Câu 2: Chữ tượng hình của người Trung Quốc ra đời trong khoảng thế kỉ XVI - XII TCN, khắc trên mai rùa, xương thú gọi là:
- A. chữ Tiểu triện.
- B. chữ Đại triển
- C. chữ Giáp cốt.
- D. kim văn.
Câu 3: Phát minh nào dưới đây không phải là thành tựu của văn minh Trung Quốc?
- A. Kĩ thuật làm giấy.
- B. Dụng cụ đô động đất (địa động nghi).
- C. Hệ đếm lấy số 60 làm cơ sở.
- D. La Bàn.
Câu 4: Loại hình văn học nổi tiếng nhất ở Trung Quốc dưới thời Đường là:
- A. Sử thi.
- B. Thơ.
- C. Kinh kịch.
- D. Tiểu thuyết.
II. Phần tự luận (6 điểm)
Câu 1: Vì sao người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp?
Câu 2: Chứng minh ảnh hưởng của những thành tựu văn minh Trung Quốc thời cổ trung đại đối với sự phát triển văn minh thế giới?
I. Trắc nghiệm: (Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 |
Đáp án | C | C | C | B |
II. Tự luận:
Câu 1:
- Người Trung Quốc sớm có những hiểu biết quan trọng về Thiên văn học và Lịch pháp vì: Do nhu cầu sản xuất nông nghiệp, để cày cấy đúng thời vụ, người nông dân phải “trông trời, trông đất”, dần dần họ biết được sự chuyển động của Mặt Trời, Mặt Trăng.
- Đó là những tri thức đầu tiên về thiên văn. Từ tri thức đó, người Trung Quốc sáng tạo ra lịch.
Câu 2:
- Nền tảng quan trọng về tư tưởng, thế giới quan của người Trung Hoa ảnh hưởng đến nhiều quốc gia trong khu vực như Nhật Bản, Triều Tiên, Việt Nam, ...
- Chữ viết được chỉnh lí nhiều lần và phát triển chữ Hán ngày nay. Chữ viết và văn học truyền bá đến một số nước trong khu vực.
Bình luận