Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 chân trời bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại

Tổng hợp kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

I. BỐI CẢNH LỊCH SỬ

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ ba:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Nửa sau thế kỉ XX, những nguồn năng | lượng, vật liệu có sẵn trong tự nhiên dẫn cạn kiệt; nhân loại phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu đang phá vỡ cân bằng các  hệ sinh thái, đe dọa sự sinh tồn của con người. Sự cần thiết phải có những công nghệ mới, an toàn và bền vững ngày càng  trở nên cấp thiết

+ Khởi đầu từ nước Mỹ, nơi có đủ tiền đề vốn, nhân công, kĩ thuật, sau đó lan rộng ra nhiều quốc gia khác trên thế giới.

- Đặc điểm:

+ Cuộc cách mạng số, sử dụng điện tử và công nghệ thông tin để tự động hoá sản xuất.

+ Sự phát triển vượt bậc của internet tạo | nên một thế giới kết nối, làm thay đổi tận gốc các lực lượng sản xuất.

+ Khoa học và kĩ thuật kết hợp chặt chẽ thành một thể thống nhất, tạo nên sức mạnh tổng hợp.

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư:

- Hoàn cảnh lịch sử:

+ Thế kỉ XXI, quá trình toàn cầu hoá mạnh mẽ, thúc đẩy sự hợp tác cùng phát triển giữa các quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, nhân loại phải đối mặt với hàng loạt vấn đề toàn cầu như ô nhiễm môi trường, bùng nổ dân số, dịch bệnh, an ninh phi truyền thống,

+ Xuất phát từ khái niệm “Industrie 4.0” trong một báo cáo của Chính phủ Đức (năm 2013) đề cập đến chiến lược công nghệ cao, điện toán hoá ngành sản xuất mà không cần sự tham gia của con người.

- Đặc điểm:

+ Công nghệ số tích hợp tất cả các công nghệ thông minh với các yếu tố cốt lõi là: trí tuệ nhân tạo (AI), vạn vật kết nối (loT) và dữ liệu lớn (Big Data), sử dụng trí tuệ nhân tạo để điều khiển và tối ưu hoá quy trình sản xuất.

+ Sự hợp nhất của các công nghệ và sự tương tác của chúng trong thế thực, thế giới số và thế giới sinh học đã xoá bỏ ranh giới giữa các lĩnh vực vật lí, kĩ thuật số và sinh học.

II. NHỮNG THÀNH TỰU TIÊU BIỂU CỦA CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI HIỆN ĐẠI

- Trong khoa học cơ bản, các nhà khoa học có nhiều thành tựu lớn trong lĩnh vực Toán học, Vật lí, Hoá học, Sinh học,... như sinh sản vô tính, giải mà ADN, thuyết tương đối, tia laze...

- Các nhà khoa học cho ra đời nhiều phát minh về công cụ sản xuất mới (hệ thống máy tự động, thiết bị điện tử công nghệ thông tin, in-tơ-nét,...) nhằm tự động hoá sản xuất dựa vào máy tính.

- Những vật liệu mới, những nguồn năng lượng mới phong phú, vô tận được sử dụng rộng rãi. 

- Giao thông vận tải, thông tin liên lạc và chinh phục vũ trụ có những tiến bộ thần ki thể hiện qua các phát minh và thành tựu: máy bay siêu âm, tàu hoả siêu tốc, phương tiện thông tin liên lạc, phát sóng vô tuyến qua vệ tinh, khám phá Mặt Trăng, sao Hoa,...

- Cuộc cách mạng xanh" trong nông nghiệp có những tiến bộ nhảy vọt trong phương pháp lai tạo giống, chống sâu bệnh,...

- Công nghệ thông tin phát triển mạnh, hình thành mạng máy tính toàn cầu, góp phần kết nối các khu vực trên thế giới, đưa nhân loại chuyển sang thời kì “văn minh thông tinh

- Công nghệ loT với hàng loạt hệ thống cảm biến và đầu đo (sensor) được áp dụng vào các lĩnh vực nông nghiệp, y dược, chế biến thực phẩm, bảo vệ môi trường, năng lượng tái tạo, hoá học và vật liệu.

- Trong lĩnh vực y tế, cỗ máy IBM Oát-xơn có biệt danh "Bác sĩ biết tuốt hỗ trợ tích cực cho quá trình khám bệnh và chữa bệnh cho các bệnh nhân.

- Trong lĩnh vực vật lí, các người máy thế hệ mới, máy in 3D, xe tự lái, các vật liệu mới và công nghệ nano góp phần thay đổi sâu sắc cuộc sống của con người.

- Tự động hoá sử dụng hệ thống điều khiển các thiết bị máy móc, năng lượng tái tạo, máy in 3D, xe tự hành, chuyển mạch trong mạng điện thoại, quản lí hành trình và điều chỉnh cân bằng tạo ổn định cho tàu bè, máy bay.... giảm sự can thiệp của con người đến mức tối thiểu.

III. Ý NGHĨA CỦA HAI CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP THỜI KÌ HIỆN ĐẠI

- Kinh tế:

+ Tạo ra bước nhảy vọt chưa từng có của lực lượng sản xuất và năng suất lao động, làm thay đổi vị trí, cơ cấu các ngành sản xuất và các vùng kinh tế, làm xuất hiện nhiều ngành công nghiệp mới.

+ Cách mạng công nghiệp 4.0 tạo ra một thế giới kết nối. Lao động trí tuệ trở thành yếu tố quan trọng nhất trong sản xuất, là động lực chủ yếu tạo nên sự phát | triển Al, IoT và Big Data,... đã và đang thay đổi mạnh mẽ cuộc sống của nhân loại.

- Xã hội:

+ Tác động mạnh đến cơ cấu sản xuất, từ chiều rộng đến chiều sâu, làm cho sự phân công lao động và chuyên môn hoá ngày càng sâu sắc. Các ngành sản xuất phi vật chất ngày càng được nâng cao, với nội dung, tính chất và hình thức lao động hoàn toàn khác, làm thay đổi cách nghĩ, lối sống, phương thức làm việc và quan hệ của con người trong xã hội.

- Văn hoá: 

+ Thúc đẩy sự đa dạng văn hoá trên cơ sở kết nối toàn cầu, kéo các quốc gia, các dân tộc xích lại gần nhau, góp phần thay đổi lối sống, gắn với “không gian mạng”,  “thế giới ảo"... 

+ Ảnh hưởng đến các giá trị văn hoá truyền thống: sự xuất hiện những yếu tố văn hoá ngoại lai; sự phụ thuộc vào "thế giới mạng".

- Tiêu cực:

+ Tình trạng thất nghiệp gia tăng, dẫn đến những nguy cơ bất ổn về chính trị và xã hội.

+ Những nguy hiểm đối với cuộc sống của con người khi sử dụng công nghệ cao, đặc biệt là về an ninh, tài chính và sức khoẻ.

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức lịch sử 10 CTST bài 12 Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại, kiến thức trọng tâm lịch sử 10 chân trời bài 12: Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại, Ôn tập lịch sử 10 chân trời bài Các cuộc cách mạng công nghiệp thời hiện đại

Bình luận

Giải bài tập những môn khác