Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 6: Bếp lửa
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Bài thơ sử dụng phương thức biểu đạt chính là gì?
- A. Tự sự.
- B. Nghị luận.
- C. Biểu cảm.
- D. Miêu tả.
Câu 2: Trong câu thơ Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Nói quá.
- B. Đảo ngữ.
- C. Ẩn dụ.
- D. Nhân hóa.
Câu 3: Hai câu thơ “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi/ Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy” nhắc tới sự kiện lịch sử nào?
- A. Ngày kết thúc cuộc kháng chiến chống Pháp
- B. Ngày tổng khởi nghĩa năm 1945
- C. Nạn đói năm 1945
- D. Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước
Câu 4: Nhận định nói đúng nhất tiếng chim tu hú trong bài?
- A. Báo hiệu một mùa hè đã đến
- B. Gợi ra tình cảnh vắng vẻ của hai bà cháu
- C. Nói lên nỗi nhớ mong của hai bà cháu
- D. B và C đúng
Câu 5: Ý nghĩa của ba câu thơ sau:
Mấy chục năm rồi đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu, nồng đượm
- A. Nói lên nỗi nhớ của tác giả về người bà
- B. Nói lên sự tần tảo, đức hi sinh của người bà
- C. Nói lên thói quen nhóm lửa lúc sáng sớm của người bà
- D. Tất cả đáp án trên đều sai
Câu 6: Nhận định nói đúng nhất ý nghĩa hình ảnh bếp lửa và ngọn lửa?
- A. Là một kỉ niệm làm ấm lòng người cháu khi giá rét
- B. Tạo thành niềm tin thiêng liêng và kì diệu
- C. Là chỗ dựa tinh thần vững chắc để vượt qua mọi khó khăn
- D. Tất cả đáp án trên
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Xác định bố cục của bài thơ
Câu 2 (2 điểm): Vì sao đã bao lâu rồi mùi khói của bếp lửa khiến người cháu có cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”?
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | C | D | B | D |
2. Tự luận
Câu 1.
Phần 1 (ba dòng đầu): Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng hồi tưởng, cảm xúc về bà.
Phần 2 (bốn khổ thơ tiếp theo): Hồi tưởng những kỷ niệm tuổi thơ sống bên bà và hình ảnh bà gắn liền với hình ảnh bếp lửa.
Phần 3 (hai khổ thơ tiếp theo): Suy ngẫm về bà và cuộc đời bà.
Phần 4 (khổ cuối): Nỗi nhớ về bà.
Câu 2.
- Đứa cháu sau bao năm xa cách với bếp lửa và mùi khói nhưng vẫn mang cảm giác “Nghĩ lại tới giờ sống mũi còn cay”:
+ Người cháu luôn xúc động, bồi hồi mỗi khi nghĩ về những năm tháng khốn khó của tuổi thơ.
+ Cháu cảm thấy kỉ niệm sống dậy, người cháu thương nhớ bà và tình bà cháu vẫn vẹn nguyên.
→ Đây là dòng cảm xúc chân thật và xúc động của đứa cháu về bà và về tuổi thơ của mình.
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 6: Bếp lửa
Bình luận