ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nghĩa hàm ẩn là
- A. Những nghĩa ngầm chứa, cần phải suy luận mới biết được
- B. Những nghĩa không ngầm chứa, không cần suy luận
- C. Những nghĩa ngầm chứa, không cần suy luận
- D. Không ngầm chứa, cần suy luận
Câu 2: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?
Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”
- A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
- B. Hồi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
- C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
- D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ
Câu 3: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?
- A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
Câu 4: Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:
- Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.
- Không sao,… Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.
- A. Thất bại là mẹ thành công
- B. Núi cao còn có núi cao hơn
- C. Chín người mười ý
- D. Góp gió thành bão
Câu 5: Nghĩa hàm ẩn còn tùy thuộc vào
- A. Ngữ âm
- B. Ngữ điệu
- C. Ngữ nghĩa
- D. Ngữ cảnh
Câu 6: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?
- A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
- B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
- C. A và B đúng
- D. A và B sai
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:
a. Có tật giật mình.
b.
Đời người có một gang tay
Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.
Câu 2 (2điểm): Có những nghĩa hàm ẩn tuỳ thuộc ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.
Bình luận