Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 5: Thực hành Tiếng Việt ( trang 113)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nghĩa hàm ẩn là

  • A. Những nghĩa ngầm chứa, cần phải suy luận mới biết được
  • B. Những nghĩa không ngầm chứa, không cần suy luận
  • C. Những nghĩa ngầm chứa, không cần suy luận
  • D. Không ngầm chứa, cần suy luận

Câu 2: Đoạn hội thoại dưới đây chứa hàm ý gì?

Thầy giáo vào lớp được một lúc thì học trò xin vào. Thầy giáo nói với học sinh đó: “Bây giờ là mấy giờ rồi?”

  • A. Trách học sinh đó không mang theo đồng hồ
  • B. Hồi học sinh đó xem đi muộn bao nhiêu phút
  • C. Phê bình học sinh đó không đi học đúng giờ
  • D. Hỏi học sinh đó xem bây giờ là mấy giờ

Câu 3: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

  • A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
  • B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 4: Điền tiếp vào chỗ trống một câu có hàm ý khích lệ động viên:

- Chán quá, bài văn hôm nay tớ được có mỗi 5 điểm.

- Không sao,… Cậu lấy đó để tự cố gắng thì sẽ đạt kết quả tốt trong những lần sau này.

  • A. Thất bại là mẹ thành công
  • B. Núi cao còn có núi cao hơn
  • C. Chín người mười ý
  • D. Góp gió thành bão

Câu 5: Nghĩa hàm ẩn còn tùy thuộc vào

  • A. Ngữ âm
  • B. Ngữ điệu
  • C. Ngữ nghĩa
  • D. Ngữ cảnh

Câu 6: Khi sử dụng hàm ý cần có những điều kiện gì?

  • A. Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói
  • B. Người nghe (người đọc) có năng lực giải đoán hàm ý
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Xác định nghĩa hàm ẩn của các câu tục ngữ dưới đây:

a. Có tật giật mình.

b. 

Đời người có một gang tay

Ai hay ngủ ngày, còn có nửa gang.

Câu 2 (2điểm): Có những nghĩa hàm ẩn tuỳ thuộc ngữ cảnh. Hãy lấy ví dụ chứng minh.               


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

C

C

A

D

C

2. Tự luận

Câu 1.

a) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: đừng nên cười nhạo, chế giễu một ai đó quá đáng vì sau này ta cũng có thể rơi vào hoàn cảnh như vậy.

b) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: nếu chúng ta nói ra được những lời nói hay, bổ ích thì nó sẽ có giá trị như ngàn vàng.

c) Nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ là: chỉ lời nói độc địa.

Câu 2.

-Ví dụ: Ngày mai tôi đi Hà Nội.

- Chứng minh: có thể hiểu là: “Ngày mai tôi không gặp mặt với nhóm được”, nhưng cũng có thể hiểu: “Anh có cần gửi gì cho người thân ở Hà Nội thì tôi sẽ mang giúp cho",... Những nghĩa này tuỳ thuộc vào nội dung trao đổi trước đó giữa người nói (người viết) và người nghe (người đọc).


Bình luận

Giải bài tập những môn khác