Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 4: Thực hành tiếng Việt ( trang 84)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 4: Thực hành tiếng Việt ( trang 84). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Trong các câu sau, câu nào là thành ngữ?

  • A. Nhà nước
  • B. Mở một khoa
  • C. Miệng thét loa
  • D. Ngoảnh cổ

Câu 2: Từ “gian” có yếu tố Hán Việt tương ứng là?

  • A. Gian nan
  • B. Ăn gian nói dối
  • C. Gian lao
  • D. Gian khổ

Câu 3: Cấu tạo của thành ngữ dựa vào những yếu tố nào?

  • A. Số lượng thành tố
  • B. Kết cấu ngữ pháp
  • C. Số từ trong câu
  • D. Số lượng thành tố và kết cấu ngữ pháp 

Câu 4: Thành ngữ nào sau đây có trong bài “thương vợ” của Tế Xương

  • A. Làm lụng quanh năm
  • B. Bán mặt cho đất, bán lưng cho trời
  • C. Lặn lội thân cò
  • D. Làm ăn thất bại

Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Thành ngữ được lồng vào lời nói còn tục ngữ thì đứng một mình
  • B. Thành ngữ chỉ đứng một mình
  • C. Thành ngữ không được thêm vào lời nói
  • D. Tục ngữ thường được thêm vào lời nói

Câu 6:  Tác dụng của thành ngữ

  • A. Bày tỏ tình cảm
  • B. Bày tỏ, bộc lộ tâm tư, tình cảm của người nói, người viết
  • C. Bộc lộ cảm xúc
  • D. Thể hiện thái độ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Cho các yếu tố Hán Việt sau:

Gian1: lừa dối, xảo trá 

Gian2: giữa, khoảng giữa

Gian3: khó khăn, vất vả

Hãy tìm từ có yếu tố Hán Việt tương ứng với mỗi yếu tố “gian” đã cho.

Câu 2 (2 điểm): Giải nghĩa các thành ngữ có yếu tố Hán Việt sau và đặt câu với mỗi thành ngữ:

a. vô tiền khoáng hậu

b. dĩ hoà vi quý

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Câu nào dưới đây là thành ngữ?

  • A. Một mình một kiểu
  • B. Một duyên, hai nợ
  • C. Một mảnh tình
  • D. Một mảnh vải

Câu 2: Nhận định nào sau đây là đúng?

  • A. Thành ngữ là một sản phẩm của văn hóa dân gian
  • B. Thành ngữ không phải sản phẩm của văn hóa dân gian
  • C. Thành ngữ chỉ đơn thuần phản ánh lại đời sống cha ông
  • D. Thành ngữ chỉ là câu nói vu vơ

Câu 3: Thành ngữ có đặc điểm gì

  • A. Có tính hình tượng
  • B. Có tính khái quát
  • C. Có tính hàm súc
  • D. Có tính hình tượng, khái quát, hàm súc, dựa trên các hình ảnh cụ thể

Câu 4: Sử dụng thành ngữ trong giao tiếp đem lại hiệu quả gì?

  • A. Làm cho câu nói ý vị, sâu sắc hơn
  • B. Làm cho câu nói trở nên khó hiểu hơn
  • C. Làm cho các bên giao tiếp dễ nhất trí với nhau
  • D. Chứng tỏ tiếng Việt rất giàu và đẹp

Câu 5: Cụm từ nào là thành ngữ trong bài ca dao sau?

“Em về cắt dạ đánh tranh

Chặt tre chẻ lạt cho anh lợp nhà

Sớm khuya hòa thuận đôi ta

Hơn ai gác tía lầu hoa một mình”

  • A. Cắt rạ đánh tranh
  • B. Chặt tre chẻ lạt
  • C. Sớm khuya hòa thuận
  • D. Gác tía lầu hoa.

Câu 6: Về thành ngữ, nhận định nào sau đây là không đúng?

  • A. Thành ngữ là tổ hợp có cấu tạo chặt chẽ, thường được dung nguyên khối.
  • B. Thành ngữ có ý nghĩa bóng bẩy, giàu hình tượng.
  • C. Thành ngữ thuộc về ngôn ngữ chung của dân tộc.
  • D. Thành ngữ là những sáng tạo cá nhân của người nói.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm):   Xếp các từ ngữ có chứa yếu tố “nam” sau thành từng nhóm có yếu tố Hán Việt cùng nghĩa và giải nghĩa yếu tố Hán Việt đó.

“kim chỉ nam, nam quyền, nam phong, phương nam, nam sinh, nam tính”

Câu 2 (2điểm):  Tìm những từ Hán Việt có chứa những yếu tố sau: vô (không), hữu (có), hữu (bạn), lạm (quá mức).

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 4 Thực hành tiếng Việt ( trang 84), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 4

Bình luận

Giải bài tập những môn khác