Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 2: Thực hành tiếng Việt ( trang 45)

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 2: Thực hành tiếng Việt ( trang 45). Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có bao nhiêu hình thức đảo ngữ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Tác dụng chính của đảo ngữ là?

  • A. Nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước.
  • B. Diễn đạt hiệu quả, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.
  • C. Giúp chứng minh, giải thích một nhận định nào đó.
  • D. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 3:Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông.

(Trần Kim Dũng)

  • A. Trong xanh ánh mắt.
  • B. Trong xanh ánh mắt/Trong vắt nhãn lồng.
  • C. Chim ăn nhãn ngọt.
  • D. Chim ăn nhãn ngọt/Bồi hồi nhớ ông.

Câu 4:  Đọc câu văn sau và cho biết những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên?

“Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.”

  • A. Con đường.
  • B. Cót gạo.
  • C. Khu phố.
  • D. Hoa sấu.

Câu 5: Hãy tìm những từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng?

“Dừng chân nghỉ lại Nha Trang

Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.

Xanh xanh mặt biển da trời

Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.”

(Sóng Hồng)

  • A. Đảo vị trí của từ “Nha Trang” giới thiệu tên địa danh mà nhân vật nghỉ chân.
  • B. Đảo vị trí của vị ngữ. Từ “hiu hiu” gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả.
  • C. Đảo vị trí của vị ngữ. Từ “hiu hiu” gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả, “xanh xanh” gợi màu sắc của biển và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Hãy sử dụng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm?

“Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ”

  • A. Màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ, nước sông Hương xanh biêng biếc.
  • B. Biêng biếc nước sông Hương xanh, màu hoa phượng vĩ hai bên bờ đỏ rực.
  • C. Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
  • D. Xanh biêng biếc sông Hương nước, đỏ rực màu hoa phượng vĩ hai bên bờ.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Biện pháp tu từ đảo ngữ có những hình thức nào? Lấy ví dụ.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả

“Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao”

  • A. Quê tôi dòng sông đáng yêu biết bao.
  • B. Bao quê tôi dòng sông đáng yêu.
  • C. Đáng yêu biết bao dòng sông quê tôi.
  • D. Dòng sông quê tôi biết bao đáng yêu.

Câu 2: Câu “Trắng trời, trắng núi một thế giới ban” đảo thành phần nào trong câu?

  • A. Trạng ngữ.
  • B. Chủ ngữ.
  • C. Vị ngữ.
  • D. Bổ ngữ.

Câu 3: Đoạn thơ sau đây có sử dụng biện pháp đảo ngữ không?

Bạc phơ mái tóc người cha

Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người

(Tố Hữu)

  • A. Có.
  • B. Không.

Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và cho biết cách diễn đạt (trật tự các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu) của dòng thơ thứ hai và dòng thơ thứ tư có gì khác nhau?

Chắt trong vị ngọt mùi hương

Lặng thầm thay những con đường ong bay.

Trải qua mưa nắng vơi đầy

Men trời đất đủ làm say đất trời.

Nguyễn Đức Mậu

  • A. Dòng thơ thứ hai diễn đạt theo cách đảo vị ngữ, dòng thơ thứ tư diễn đạt theo trật tự bình thường.
  • B. Dòng thơ thứ hai diễn đạt theo trật tự bình thường, dòng thơ thứ tư diễn đạt theo cách liệt kê.
  • C. Dòng thơ thứ hai diễn đạt theo trật tự bình thường, dòng thơ thứ tư diễn đạt theo cách đảo ngữ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 5: Cách đảo ngữ nào dưới đây là đúng?

  • A. Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
  • B. Trên đường, những chuyến xe qua tấp nập.
  • C. Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
  • D. Những chuyến xe trên đường qua tấp nập.

Câu 6: Thế nào là đảo ngữ?

  • A. Là việc lặp đi lặp lại một cụm từ.
  • B. Dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.
  • C. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
  • D. Là sự thay đổi trật tự cấu tạo cú pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm):   Chỉ ra câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:

Xóm làng xanh mát bóng cây.

Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.       

Câu 2 (2điểm):  Câu sau đây có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ không? Vì sao?

“Choáng váng với những gì mình đã chứng kiến, Hoa dần mất đi niềm tin vào cuộc sống.”

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 2 Thực hành tiếng Việt ( trang 45), đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 2

Bình luận

Giải bài tập những môn khác