Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt ( trang 45)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Có bao nhiêu hình thức đảo ngữ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 2: Tác dụng chính của đảo ngữ là?

  • A. Nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước.
  • B. Diễn đạt hiệu quả, ngắn gọn và dễ hiểu hơn.
  • C. Giúp chứng minh, giải thích một nhận định nào đó.
  • D. Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.

Câu 3:Tìm câu thơ có sử dụng biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây?

Trong xanh ánh mắt

Trong vắt nhãn lồng

Chim ăn nhãn ngọt

Bồi hồi nhớ ông.

(Trần Kim Dũng)

  • A. Trong xanh ánh mắt.
  • B. Trong xanh ánh mắt/Trong vắt nhãn lồng.
  • C. Chim ăn nhãn ngọt.
  • D. Chim ăn nhãn ngọt/Bồi hồi nhớ ông.

Câu 4:  Đọc câu văn sau và cho biết những từ ngữ in đậm được hiểu là bộ phận làm rõ nghĩa cho danh từ nào trong câu văn trên?

“Trắng tròn như hạt nếp hạt tẻ đầu mùa, hoa sấu kéo dài con đường hoa nhiều quãng cộm hẳn lên như cót gạo nào của khu phố bung vãi ra.”

  • A. Con đường.
  • B. Cót gạo.
  • C. Khu phố.
  • D. Hoa sấu.

Câu 5: Hãy tìm những từ được dùng theo biện pháp đảo ngữ trong đoạn thơ dưới đây và nêu tác dụng của chúng?

“Dừng chân nghỉ lại Nha Trang

Hiu hiu gió thổi, trời quang tuyệt vời.

Xanh xanh mặt biển da trời

Cảnh sao quyến rũ lòng người khó quên.”

(Sóng Hồng)

  • A. Đảo vị trí của từ “Nha Trang” giới thiệu tên địa danh mà nhân vật nghỉ chân.
  • B. Đảo vị trí của vị ngữ. Từ “hiu hiu” gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả.
  • C. Đảo vị trí của vị ngữ. Từ “hiu hiu” gợi mức độ nhẹ nhàng của cơn gió và cảm giác dễ chịu của tác giả, “xanh xanh” gợi màu sắc của biển và cảm xúc lạ trước thiên nhiên tươi đẹp.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 6: Hãy sử dụng biện pháp đảo ngữ để diễn đạt lại câu văn dưới đây cho sinh động, gợi cảm?

“Nước sông Hương xanh biêng biếc, màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ”

  • A. Màu hoa phượng vĩ đỏ rực hai bên bờ, nước sông Hương xanh biêng biếc.
  • B. Biêng biếc nước sông Hương xanh, màu hoa phượng vĩ hai bên bờ đỏ rực.
  • C. Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ.
  • D. Xanh biêng biếc sông Hương nước, đỏ rực màu hoa phượng vĩ hai bên bờ.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Biện pháp tu từ đảo ngữ có những hình thức nào? Lấy ví dụ.

Câu 2 (2 điểm): Chỉ ra câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:

Lặn lội thân cò khi quãng vắng

 

Eo sèo mặt nước buổi đò đông.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

B

A

B

D

C

C

2. Tự luận

Câu 1.

- Biện pháp tu từ đảo ngữ có hai hình thức cơ bản: đảo các thành tố trong cụm từ và đảo các thành phần trong câu. Tác dụng chính của biện pháp tu từ này là nhấn mạnh nội dung biểu đạt ở từ ngữ được đảo lên trước. 

- Ví dụ:học sinh tự lấy ví dụ

Câu 2. 

Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.

- Ở câu đầu, “lặn lội” thông thường đặt ở phía sau “thân cò” nhưng trong câu này đã được đảo lên trước.

- Ở câu sau, “eo sèo” thông thường đặt ở phía sau “mặt nước” nhưng trong câu này đã được đảo lên trước.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác