Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 2: Thực hành tiếng Việt ( trang 45)
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Đảo ngược vị trí hai bộ phận chính (chủ ngữ, vị ngữ) của câu dưới đây để nhấn mạnh ý cần miêu tả
“Dòng sông quê tôi đáng yêu biết bao”
- A. Quê tôi dòng sông đáng yêu biết bao.
- B. Bao quê tôi dòng sông đáng yêu.
- C. Đáng yêu biết bao dòng sông quê tôi.
- D. Dòng sông quê tôi biết bao đáng yêu.
Câu 2: Câu “Trắng trời, trắng núi một thế giới ban” đảo thành phần nào trong câu?
- A. Trạng ngữ.
- B. Chủ ngữ.
- C. Vị ngữ.
- D. Bổ ngữ.
Câu 3: Đoạn thơ sau đây có sử dụng biện pháp đảo ngữ không?
Bạc phơ mái tóc người cha
Ba mươi năm Đảng nở hoa tặng Người
(Tố Hữu)
- A. Có.
- B. Không.
Câu 4: Đọc đoạn thơ sau và cho biết cách diễn đạt (trật tự các bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu) của dòng thơ thứ hai và dòng thơ thứ tư có gì khác nhau?
Chắt trong vị ngọt mùi hương
Lặng thầm thay những con đường ong bay.
Trải qua mưa nắng vơi đầy
Men trời đất đủ làm say đất trời.
Nguyễn Đức Mậu
- A. Dòng thơ thứ hai diễn đạt theo cách đảo vị ngữ, dòng thơ thứ tư diễn đạt theo trật tự bình thường.
- B. Dòng thơ thứ hai diễn đạt theo trật tự bình thường, dòng thơ thứ tư diễn đạt theo cách liệt kê.
- C. Dòng thơ thứ hai diễn đạt theo trật tự bình thường, dòng thơ thứ tư diễn đạt theo cách đảo ngữ.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 5: Cách đảo ngữ nào dưới đây là đúng?
- A. Tấp nập trên đường, những chuyến xe qua.
- B. Trên đường, những chuyến xe qua tấp nập.
- C. Những chuyến xe qua tấp nập trên đường.
- D. Những chuyến xe trên đường qua tấp nập.
Câu 6: Thế nào là đảo ngữ?
- A. Là việc lặp đi lặp lại một cụm từ.
- B. Dùng tên gọi của sự vật, hiện tượng này bằng tên của sự vật, hiện tượng khác có nét tương đồng giữa hai đối tượng về mặt nào đó (như tính chất, trạng thái, màu sắc, ...) nhằm tăng sức gợi hình và gợi cảm cho diễn đạt.
- C. Gọi tên sự vật, hiện tượng, khái niệm bằng tên của một sự vật, hiện tượng, khái niệm khác có quan hệ gần gũi với nó nhằm tăng sức gọi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt.
- D. Là sự thay đổi trật tự cấu tạo cú pháp thông thường của câu, nhằm nhấn mạnh và làm nổi bật ý cần diễn đạt.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Chỉ ra câu thơ có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ trong trường hợp sau:
Xóm làng xanh mát bóng cây.
Sông xa trắng cánh buồm bay lưng trời.
Câu 2 (2điểm): Câu sau đây có sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ không? Vì sao?
“Choáng váng với những gì mình đã chứng kiến, Hoa dần mất đi niềm tin vào cuộc sống.”
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | C | A | A | A | D |
2. Tự luận
Câu 1.
Cả hai câu thơ đều sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
- Ở câu đầu, “xanh mát” và “bóng cây” đổi chỗ cho nhau.
- Ở câu sau, “trắng cánh” và “buồm bay” đổi chỗ cho nhau.
Câu 2.
Câu không sử dụng biện pháp tu từ đảo ngữ.
Phần “choáng váng với …” chỉ là một cách rút gọn hay theo một số tài liệu thì đây là thành phần khởi ngữ. Có thể viết lại câu là: “Hoa choáng váng với những gì mình đã chứng kiến nên dần mất đi niềm tin vào cuộc sống."
Bình luận