ĐỀ SỐ 2
I.Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhan đề Đọc văn - cuộc chơi tìm ý nghĩa sử dụng biện pháp tu từ gì?
- A. Hoán dụ.
- B. So sánh.
- C. Nhân hóa.
- D. Ẩn dụ.
Câu 2: Học văn là học những gì?
- A. Năng lực cảm thụ văn học
- B. Bồi dưỡng thị hiến văn, tiếp nhận kiến thức văn hóa văn
- C. Rèn luyện năng lực năng lực biểu đạt, sáng tạo văn
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Nhà văn chiếm chỗ trong tâm trí ta, còn ta lại chiếm thứ gì của họ?
- A. Tài sản
- B. Tâm trí
- C. Tác phẩm
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 4: Tại sao tác giả cho rằng tác phẩm văn học và đọc văn thực sự là một hiện tượng kì diệu?
- A. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để tìm kiếm, khám phá ý nghĩa tiềm ẩn của tác phẩm văn học.
- B. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để lí giải cấu tạo của văn bản.
- C. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn hóa thân vào nhân vật trong tác phẩm văn học.
- D. Vì người đọc có thể thông qua quá trình đọc văn để thấy được tài năng văn chương của tác giả.
Câu 5: Tác giả quan niệm đọc văn là gì?
- A. Đọc văn là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học.
- B. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc.
- C. A, B đều đúng.
- D. A, B đều sai.
Câu 6: Đoạn văn sau trình bày luận điểm nào?
Người ta đã xây dựng nên nhiều lí thuyết và phương pháp để nắm bắt ý nghĩa… Nhưng dù dùng phương pháp nào, chung quy, đọc văn bản là thông qua văn bản văn học mà đọc hiểu một văn bản lớn hơn là thế giới và cuộc đời, là đi tìm ý nghĩa cuộc đời qua văn bản văn học. Đọc văn là cuộc đi tìm ý nghĩa nhân sinh qua các văn bản thẩm mĩ của văn học bằng chính tâm hồn người đọc. Các phương pháp chỉ là phụ trợ.
- A. Khái niệm đọc văn.
- B. Phương pháp đọc văn.
- C. Quan niệm về đọc văn.
- D. Ý nghĩa của đọc văn.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Trong văn bản, các từ ngữ như chơi trò, trò chơi, ú tim, chơi được lặp lại nhiều lần. Với những từ ngữ đó, tác giả lí giải như thế nào về việc đọc văn?
Câu 2 (2 điểm): Trong đoạn (4) có câu: “Thưởng thức văn học cũng có quy luật.”. Câu văn đó nhắc nhở em điều gì?
Bình luận