ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ là gì?
- A. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
- B. Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế
- C. Là từ mượn tiếng Việt
- D. Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản
Câu 2: Các từ ghép “trắng tinh, trắng xoá” đều chỉ màu trắng nhưng được phân biệt với nhau nhờ:
- A. Nét nghĩa ẩn giữa sự thuần khiết và sự nhạt nhoà
- B. Yếu tố chính “trắng”
- C. Các yếu tố phụ “tinh, xóa”
- D. Tất cả các đáp án trên.
Câu 3: Các từ thuần Việt thường có sắc thái như thế nào?
- A.Thân mật
- B.Trang trọng
- C.Cao thượng
- D.Bần hàn
Câu 4: Từ nào sau đây đồng nghĩa với “ngút ngát”?
- A.Heo hút
- B.Thênh thang
- C.Lung tung
- D.Ngút ngàn
Câu 5: “Tham dự buổi chiêu đãi có ngài đại sứ và ………..” Hãy điền từ còn thiếu vào câu trên.
- A.Vợ
- B.Phu nhân
- C.Con ghệ
- D.Con sư tử
Câu 6: Cho câu văn: “Người lớn bây giờ có xu hướng thích xem phim hoạt hình”. Từ Hán Việt “người lớn” được dùng để làm gì?
- A.Tạo sắc thái hoàng gia, hùng tráng, tư tưởng lớn
- B.Tạo sắc thái uy nghiêm, mực thước, thể hiện sự hoàn hảo
- C.Tạo sắc thái cổ, phù hợp với bầu không khí xã hội xa xưa.
- D.Từ này không phải từ Hán Việt.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2điểm): Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:
a. lên tiếng – cao giọng
b. chậm rãi – chậm chạp
Câu 2 (2điểm): Theo em, các từ in đậm trong các câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?
- Không thể thống kê chính xác số người chết trong nạn đói năm 1945.
- Người chiến sĩ ấy đã hi sinh trong một trận chiến ở biên giới phía Bắc.
- Cụ tôi đã mất cách đây năm năm.
Bình luận