Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 4: Thực hành tiếng Việt ( trang 86 - 87)

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Sắc thái nghĩa của từ là gì?

  • A. Là từ gợi tả hình ảnh, dáng vẻ của sự vật
  • B. Là từ mô phỏng âm thanh trong thực tế
  • C. Là từ mượn tiếng Việt
  • D. Là phần nghĩa bổ sung cho nghĩa cơ bản

Câu 2: Từ “ăn” thể hiện sắc thái gì?

  • A. Sắc thái trung tính
  • B. Sắc thái trang trọng
  • C. Sắc thái nghĩa tích cực
  • D. Sắc thái nghĩa tiêu cực

Câu 3: Sắc nghĩa của từ có tác dụng gì?

  • A. Thể hiện thái độ, cảm xúc, đánh giá của người dùng đối với đối tượng được nói đến
  • B. Biểu thị hoạt động hoặc trạng thái
  • C. Dùng để miêu tả và làm rõ ngữ nghĩa của danh từ đi kèm
  • D. Tất cả đáp án trên

Câu 4: Sắc thái nghĩa của từ có mấy loại?

  • A. 2 loại
  • B. 3 loại
  • C. 4 loại
  • D. 5 loại

Câu 5: Sắc thái nghĩa của từ gồm những loại nào?

  • A. Sắc thái miêu tả
  • B. Sắc thái biểu cảm
  • C. A và B đúng
  • D. A và B sai

Câu 6: Xác định các từ thuộc sắc thái miêu tả trong các trường hợp sau:

  • A. trắng tinh, trắng xóa, thân phụ, thân mẫu
  • B. cha, mẹ, vợ, thân phụ, thân mẫu, phu nhân
  • C. trắng tinh, trắng xóa, trắng hếu
  • D. cha, mẹ, vợ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm):  Phân biệt sắc thái nghĩa của các từ ngữ sau và cho ví dụ để làm rõ sự khác nhau về cách dùng giữa các từ ngữ đó:

a. ngắn – cụt lủn

b. cao – lêu nghêu

Câu 2 (2 điểm): Theo em, các từ in đậm trong các câu sau đây có thể thay thế cho nhau được không? Vì sao?

- Cuộc kháng chiến vĩ đại ấy là một minh chứng hùng hồn cho tinh thần yêu nước của nhân dân ta.

- Anh ấy có một thân hình to lớn, săn chắc.


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

A

A

C

C

 

2. Tự luận

Câu 1.

a) “Ngắn” có sắc thái nghĩa trung tính còn “cụt lủn” có sắc thái nghĩa suồng sã, khẩu ngữ, chê bai.

Ví dụ: 

- Đó là một câu trả lời ngắn nhưng đủ ý.

- Đó là một câu trả lời cụt lủn không thể chấp nhận.

b) “Cao” có sắc thái nghĩa trung tính còn “lêu nghêu” có sắc thái nghĩa chê bai (cao nhưng không đẹp)

Ví dụ: 

- Anh ta là một người cao.

- Anh ta cao lêu nghêu, điều đó khiến cho anh ta mất điểm trong mắt mọi người.

Câu 2.

- Không thể thay thế cho nhau được 

- vì “vĩ đại” mang sắc thái tôn kính, ngưỡng mộ còn “to lớn” thiên về sắc thái trung tính.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác