Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 3: Hịch tướng sĩ

Đề thi, đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối tri thức bài 3: Hịch tướng sĩ. Bộ đề gồm nhiều câu hỏi tự luận và trắc nghiệm để học sinh ôn tập củng cố kiến thức. Có đáp án và lời giải chi tiết kèm theo. Kéo xuống để tham khảo

B. Bài tập và hướng dẫn giải

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1:  Nhân dân tôn Trần Quốc Tuấn là?

  • A. Đức Thánh.
  • B. Vua.
  • C. Đức Thánh Trần.
  • D. Đức Thánh Nguyễn.

Câu 2: Mục đích của bài hịch là gì?

  • A. Nhằm khích lệ nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
  • B. Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.
  • C. Nhằm khích lệ tướng sĩ đánh giặc.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều sai.

Câu 3: Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?

  • A. Văn xuôi.
  • B. Văn vần.
  • C. Văn biền ngẫu.
  • D. Cả A, B, C đều sai.

Câu 4: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?

  • A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
  • B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
  • C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
  • D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.

Câu 5: Tình hình yêu nước và nỗi lòng của chủ tướng không thể hiện qua chi tiết nào sau đây?

  • A. Vạch trần tội ác và sự ngang ngược của giặc – tham lam, tàn bạo, hống hách.
  • B. Khích lệ lòng căm thù giặc, khơi nỗi nhục mất nước.
  • C. Chỉ ra gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử.
  • D. Nỗi lòng chủ tướng: đau đớn, uất hận, căm hờn.

Câu 6: Giọng văn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo. Theo em, sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với điều gì?

  • A. Các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
  • B. Nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm.
  • C. Khơi dậy trách nhiệm của mọi người với chủ tướng cũng như chính bản thân họ.
  • D. Đáp án B,C đúng.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (1,5 điểm): Hãy phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn từ “Nay ta chọn binh pháp … để các người biết bụng ta”.

Câu 2 (2,5 điểm): Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Hịch tướng sĩ” (tác giả, thể loại, nội dung,…)

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nội dung của tác phẩm là gì?

  • A. Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ.
  • B. Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.
  • C. Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu?

  • A. So sánh.
  • B. Liệt kê.
  • C. Cường điệu.
  • D. Nhân hoá.

Câu 3: Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

  • A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng
  • B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ
  • C. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình
  • D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách

Câu 4: Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?

  • A. Cú diều
  • B. Dê chó
  • C. Trâu ngựa
  • D. Hổ đói

Câu 5: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?

  • A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ
  • B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ
  • C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ
  • D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ

Câu 6: Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”?

  • A. Cam chịu
  • B. Bình thường
  • C. Cam lòng
  • D. Mặc kệ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời của “Hịch tướng sĩ” và xác định tư tưởng chủ đạo của bài hịch.          

Câu 2 (2điểm):  Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.           

Thêm kiến thức môn học

Từ khóa tìm kiếm: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 3 Hịch tướng sĩ, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 8 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 8 kết nối tri thức bài 3

Bình luận

Giải bài tập những môn khác