Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 3: Hịch tướng sĩ
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Nhân dân tôn Trần Quốc Tuấn là?
- A. Đức Thánh.
- B. Vua.
- C. Đức Thánh Trần.
- D. Đức Thánh Nguyễn.
Câu 2: Mục đích của bài hịch là gì?
- A. Nhằm khích lệ nhân dân đứng lên khởi nghĩa.
- B. Bài hịch được viết nhằm khích lệ tướng sĩ học tập cuốn “Binh thư yếu lược”.
- C. Nhằm khích lệ tướng sĩ đánh giặc.
- D. Tất cả các đáp án trên đều sai.
Câu 3: Hịch tướng sĩ được viết theo thể văn gì?
- A. Văn xuôi.
- B. Văn vần.
- C. Văn biền ngẫu.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu : "Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?
- A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ.
- B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ.
- C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ.
- D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ.
Câu 5: Tình hình yêu nước và nỗi lòng của chủ tướng không thể hiện qua chi tiết nào sau đây?
- A. Vạch trần tội ác và sự ngang ngược của giặc – tham lam, tàn bạo, hống hách.
- B. Khích lệ lòng căm thù giặc, khơi nỗi nhục mất nước.
- C. Chỉ ra gương các trung thần nghĩa sĩ trong lịch sử.
- D. Nỗi lòng chủ tướng: đau đớn, uất hận, căm hờn.
Câu 6: Giọng văn trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” rất linh hoạt, có khi là lời vị chủ soái nói với tướng sĩ dưới quyền, có khi là lời người cùng ảnh, lúc là lời khuyên răn bày tỏ thiệt hơn, khi lại là lời nghiêm khắc cảnh cáo. Theo em, sự thay đổi giọng điệu như vậy phù hợp với điều gì?
- A. Các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm.
- B. Nội dung cảm xúc và thái độ của tác giả, tác động cả về trí lẫn tình cảm.
- C. Khơi dậy trách nhiệm của mọi người với chủ tướng cũng như chính bản thân họ.
- D. Đáp án B,C đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Hãy phân tích nghệ thuật lập luận ở đoạn từ “Nay ta chọn binh pháp … để các người biết bụng ta”.
Câu 2 (2,5 điểm): Hãy trình bày những hiểu biết của em về văn bản “Hịch tướng sĩ” (tác giả, thể loại, nội dung,…)
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | C | B | C | D | C | D |
2. Tự luận
Câu 1.
Trong đoạn từ “Nay ta chọn binh pháp … để các người biết bụng ta” dể giành thế áp đảo cho tinh thần quyết chiến quyết thắng, phần cuối bài hịch, một lần nữa Trần Quốc Tuấn vạch rõ ranh giới giữa hai con đường chính và tà, cũng có nghĩa là hai con đường sống và chết để thuyết phục tướng sĩ. Tác giả biểu lộ một thái độ dứt khoát: hoặc là địch hoặc là ta, không có vị trí chông chênh cho những kẻ bàng quan trước thời cuộc. Chính thái độ dứt khoát này đã có tác dụng thanh toán những thái độ trù trừ trong hàng ngũ tướng sĩ, động viên những người còn thờ ơ, do dự hãy đứng hẳn sang phía lực lượng quyết chiến quyết thắng. Đoạn cuối bài hịch có giá trị động viên tới mức cao nhất ý chí và quyết tâm chiến đấu của mọi người.
Câu 2.
- Tác giả: Trần Quốc Tuấn
- Thể loại: Hịch
- Nội dung: Phản ánh tinh thần yêu nước nồng nàn của dân tộc ta trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện qua lòng căm thù giặc, ý chí quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược. Đây là một áng văn chính luận xuất sắc, có sự kết hợp giữa lập luận chặt chẽ, sắc bén với lời văn thống thiết, có sức lôi cuốn mạnh mẽ.
Xem toàn bộ: Đề kiểm tra Ngữ văn 8 KNTT bài 3: Hịch tướng sĩ
Bình luận