Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 3: Hịch tướng sĩ

ĐỀ SỐ 2

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Nội dung của tác phẩm là gì?

  • A. Nêu gương các trung thần nghĩa sĩ.
  • B. Tình hình đất nước và nỗi lòng của chủ tướng.
  • C. Phê phán biểu hiện sai trái và kêu gọi tướng sĩ.
  • D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 2: Tác giả đã sử dụng biện pháp gì khi nêu gương các bậc trung thần nghĩa sĩ ở phần mở đầu?

  • A. So sánh.
  • B. Liệt kê.
  • C. Cường điệu.
  • D. Nhân hoá.

Câu 3: Lí do nào khiến tác giả nêu gương đời trước và đương thời?

  • A. Để tăng sức thuyết phục đối với các tì tướng
  • B. Để cho dẫn chứng nêu ra được đầy đủ
  • C. Để buộc các tì tướng phải xem xét lại mình
  • D. Để chứng tỏ mình là người thông hiểu văn chương, sử sách

Câu 4: Hình ảnh nào không xuất hiện trong đoạn văn miêu tả sự ngang ngược và tội ác của giặc?

  • A. Cú diều
  • B. Dê chó
  • C. Trâu ngựa
  • D. Hổ đói

Câu 5: Dụng ý của tác giả thể hiện qua câu: “Huống chi ta cùng các ngươi sinh phải thời loạn lạc, lớn gặp buổi gian nan”?

  • A. Thể hiện sự thông cảm với các tướng sĩ
  • B. Kêu gọi tinh thần đấu tranh của các tướng sĩ
  • C. Miêu tả hoàn cảnh sinh sống của mình cũng như của các tướng sĩ
  • D. Khẳng định mình và các tướng sĩ là những người cùng cảnh ngộ

Câu 6: Từ nào có thể thay thế từ “vui lòng” trong câu “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng”?

  • A. Cam chịu
  • B. Bình thường
  • C. Cam lòng
  • D. Mặc kệ

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời của “Hịch tướng sĩ” và xác định tư tưởng chủ đạo của bài hịch.          

Câu 2 (2điểm):  Bài hịch có thể chia làm mấy đoạn? Nêu ý chính của từng đoạn.           


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

B

A

C

D

C

2. Tự luận

Câu 1.

- Bài “Hịch tướng sĩ” của Trần Quốc Tuấn được viết vào khoảng trước cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên lần thứ hai (1285). Theo “Biên niên lịch sử cổ trung đại Việt Nam” (xuất bản năm 1987) thì bài hịch này được công bố vào tháng 09/1284 tại cuộc duyệt binh ở Đông Thăng Long. Trong ba cuộc kháng chiến chống Mông – Nguyên thời Trần thì cuộc kháng chiến lần hai là gay go, quyết liệt nhất. Giặc cậy thế mạnh ngang ngược, hống hách. Ta sôi sục căm thù quyết tâm chiến đấu. Nhưng trong hàng ngũ tướng sĩ cũng có người dao động, có tư tưởng cầu hòa. Để cuộc chiến đấu giành thắng lợi, điều quan trọng là phải đánh bạt những tư tưởng dao động, bàng quan, phải giành thế áp đảo cho tư tưởng quyết chiến quyết thắng. 

Vì vậy tư tưởng chủ đạo của bài “Hịch tướng sĩ” là nêu cao tinh thần quyết chiến quyết thắng. Đây chính là thước đo cao nhất, tập trung nhất tinh thần yêu nước trong hoàn cảnh lúc bấy giờ.

Câu 2.

Bài hịch có thể chia làm 4 đoạn: 

– Đoạn 1 (từ đầu đến "còn lưu tiếng tốt"): Nêu những gương trung thần nghĩa sĩ trong sử sách để khích lệ ý chí lập công danh, xả thân vì nước.

– Đoạn 2 (từ "Huống chi" đến "cũng cam lòng"): Lột tả sự ngang ngược và tội ác của kẻ thù đồng thời nói lên lòng căm thù giặc.

– Đoạn 3 (từ "Các ngươi" đến "không muốn vui chơi phỏng có được không?"): Phân tích phải trái, làm rõ đúng sai. Đoạn này có thể chia thành hai đoạn nhỏ:

+ Từ "Các ngươi" đến "muốn vui chơi phỏng có được không?": Nêu mối ân tình giữa chủ và tướng, phê phán những biểu hiện sai trong hàng ngũ tướng sĩ.

+ Từ "Nay ta bảo thật" đến "không muốn vui chơi phỏng có được không?": Khẳng định những hành động đúng nên làm để tướng sĩ thấy rõ điều hay, lẽ phải.

– Đoạn 4 (đoạn còn lại): Nêu nhiệm vụ cấp bách, khích lệ tinh thần chiến đấu.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác