ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Quan điểm sáng tác của Hồ Chí Minh là?
- A. Hồ Chí Minh coi văn học là vũ khí chiến đấu lợi hại phụng sự cho sự nghiệp cách mạng. Nhà văn cũng phải có tinh thần xung phong như chiến sĩ ngoài mặt trận.
- B. Bác luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
- C. Khi cầm bút, Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Theo văn bản, tinh thần yêu nước của nhân dân ta có tác dụng gì?
- A. Lướt qua mọi khó khăn
- B. Nhấn chìm lũ bán nước
- C. Tiêu diệt lũ cướp nước
- D. Tất cả đáp án trên
Câu 3: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta được thể hiện qua phần nào của tác phẩm?
- A. Nhan đề.
- B. Phần mở đầu.
- C. Phần thân.
- D. Phần kết.
Câu 4: Đâu không phải biểu hiện của lòng yêu nước?
- A. Khai thác gỗ để phục vụ nhu cầu cá nhân
- B. Đánh giặc cứu nước
- C. Hăng hái tăng gia sản xuất
- D. Ủng hộ cho Chính phủ
Câu 5: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta đề cập đến lòng yêu nước của nhân dân ta trong lĩnh vực nào?
- A. Trong cuộc chiến đấu chống kẻ thù xâm lược
- B. Trong sự nghiệp xây dựng đất nước
- C. Trong việc giữ gìn sự giàu đẹp của tiếng Việt
- D. A và B đúng
Câu 6: Qua văn bản này, em học được gì về cách viết bài văn nghị luận một vấn đề xã hội?
- A. Lựa chọn vấn đề nghị luận phù hợp.
- B. Bố cục bài viết đầy đủ 3 phần (mở bài, thân bài, kết bài).
- C. Diễn đạt rõ ràng, cụ thể.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (1,5 điểm): Tìm bố cục bài văn và lập dàn ý theo trình tự lập luận trong bài.
Câu 2 (2,5 điểm): Đọc đoạn văn từ “Đồng bào ta ngày nay” đến “nơi lòng nồng nàn yêu nước”, và hãy cho biết:
a. Câu mở đoạn và câu kết đoạn.
b. Các dẫn chứng trong đoạn này được sắp xếp theo cách nào?
Bình luận