Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 6: Bếp lửa

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

 (Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Khổ đầu tiên của bài thơ sử dụng biện pháp tu từ gì?

  • A. Hoán dụ, điệp ngữ.
  • B. Nhân hóa, điệp ngữ.
  • C. Nói giảm nói tránh, điệp ngữ.
  • D. Ẩn dụ, điệp ngữ.

Câu 2: Câu thơ Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu có gì đặc biệt?

  • A. Câu thơ là sự đánh dấu cho sự thay đổi thời gian.
  • B. Câu thơ là sự đánh dấu cho sự thay đổi về không gian.
  • C. Câu thơ gợi khoảng cách giữa người cháu và người bà.
  • D. Có 2 câu trên một dòng thơ.

Câu 3: Phép ẩn dụ bếp lửa ấp iu nồng đượm có tác dụng gì?

  • A. Liên tưởng đến đôi bàn tay cần mẫn, khéo léo của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
  • B. Thể hiện tình yêu thương của người bà, nuôi nấng cháu bằng tấm lòng ấm áp như hơi ấm bếp lửa.
  • C. Gợi hình ảnh đôi bàn tay vụng về, thô nhám của người bà khi nhóm bếp lửa mỗi sớm tinh mơ.
  • D. A, B đều đúng.

Câu 4: Trong dòng hồi tưởng của nhân vật trữ tình, hình ảnh người bà gắn với hình ảnh nào?

  • A. Người cháu
  • B. Bếp lửa
  • C. Tiếng chim tu hú
  • D. Cuộc chiến tranh

Câu 5: Từ “ấp iu” trong câu “một bếp lửa ấp iu nồng đượm” gợi đến hình ảnh bàn tay của người bà như thế nào?

  • A. Kiên nhẫn, khéo léo
  • B. Cần cù, chăm chỉ
  • C. Vụng về, thô nhám
  • D. Mảnh mai, yếu đuối

Câu 6: Tuổi thơ của người cháu bên bà được hiện lên như thế nào?

  • A. Một tuổi thơ hạnh phúc, đầy đủ, được gia đình yêu thương, bao bọc.
  • B. Một tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn nhưng ấm áp tình yêu thương của bà.
  • C. Một tuổi thơ trong chiến tranh đầy biến động dữ dội khiến hai bà cháu phải di chuyển nhiều nơi.
  • D. Một tuổi thơ cô đơn, buồn bã, thiếu thốn tình yêu thương của gia đình.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Bài thơ là lời của nhân vật nào nói với nhân vật nào, nói với ai và nói về việc gì? Nêu mạch cảm xúc của bài thơ?

Câu 2 (2 điểm): Trong những dòng hồi tưởng về tuổi thơ của người cháu những kỉ niệm nào về tình bà cháu được gợi lại?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

D

B

A

B

2. Tự luận

Câu 1. 

- Bài thơ là lời của người cháu nói với bà, nói về kỉ niệm tuổi thơ bên bà và những suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa.

- Mạch cảm xúc của bài thơ: Bài thơ được mở ra với hình ảnh bếp lửa, bài thơ giống như lời tâm sự của người cháu hiếu thảo gửi cho người bà. Bắt đầu ngọn nguồn cảm xúc từ hình ảnh bếp lửa. Từ đó gợi lại kỉ niệm tuổi thơ được bà chăm sóc, nuôi nâng. Từ những kỉ niệm người cháu thấu hiểu, suy ngẫm về cuộc đời bà, về lẽ sống giản dị và cao quý. Mạch cảm xúc thơ đi từ hồi tưởng đến hiện tại, từ kỉ niệm tới suy ngẫm.

Câu 2.

 - Tuổi thơ nhiều gian khổ, thiếu thốn, nhọc nhằn từ năm lên bốn tuổi đó là những năm tháng chiến tranh gian khổ ác liệt: “đói mòn đói mỏi”.

- Tuổi thơ có gian khổ của những ngày giặc ngoại xâm gây tội ác.

- Dòng hồi tưởng của đứa cháu gắn với âm thanh của tiếng chim tu hú, âm thanh quen thuộc nơi đồng quê mỗi dịp hè về cứ vang vọng, cuộn xoáy trong lòng người xa xứ.

 → Tác giả lựa chọn những hình ảnh, âm thanh tiêu biểu nhắc lại những ấn tượng khó phai về tuổi thơ của chính mình.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác