Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối bài 6 Dục Thúy Sơn

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Bức tranh toàn cảnh núi Dục Thuý được thể hiện rõ nét trong những câu thơ nào, điểm nhìn từ đâu?

  • A. Bốn câu 3, 4, 5 và 6, từ điểm nhìn gần, sắc nét, chân thật.
  • B. Hai câu 1, 2, điểm nhìn từ một ngôi chùa trên ngọn núi.
  • C. Hai câu 5, 6, điểm nhìn thì tác giả không đề cập đến.
  • D. Hai câu 3 và 4, từ điểm nhìn xa, có tầm bao quát rộng.

Câu 2: Núi Dục Thuý được tác giả ví với cái gì? Hãy nhận xét về hình ảnh và bút pháp đó.

  • A. Như đoá sen nổi trên mặt nước. Hình ảnh và bút pháp mới lạ, độc đáo.
  • B. Như liên hoa. Hình ảnh và bút pháp mang tính truyền thống, cổ điển.
  • C. Như mái tóc xanh. Hình ảnh độc lạ kết hợp với bút pháp truyền thống.
  • D. Như ngọn tháp toả ánh hào quang. Hình ảnh và bút pháp có tính bác học.

Câu 3: Trong nguyên văn, tác giả không sử dụng từ ngữ biểu thị sự so sánh mà đồng nhất trực tiếp núi Dục Thuý với gì?

  • A. Đoá sen.
  • B. Liên hoa đài
  • C. Mái tóc xanh
  • D. Ngọn tháp

Câu 4: Những câu thơ nào miêu tả cái nhìn cận cảnh núi Dục Thuý?

  • A. Hai câu 5 và 6
  • B. Ba câu 4, 5 và 6
  • C. Hai câu 7 và 8
  • D. Bốn câu cuối.

Câu 5: Cụm từ “thuý hoàn” trong nguyên văn được dịch thơ thành gì? Hãy nhận xét về cách dịch đó.

  • A. “Tóc huyền”. Sai tính chất: “huyền” không được dùng để chỉ bộ phận của con người.
  • B. “Tóc huyền”. Sai màu sắc: “tóc huyền” là tóc đen còn “thuý hoàn” là mái tóc xanh.
  • C. “Ánh tóc huyền”. Thừa từ, thiếu ý, sai nghĩa.
  • D. “Ánh tóc huyền”. Sai về nội dung và sắc thái: “thuý hoàn” chỉ cảnh vật đẹp, nên thơ còn “tóc huyền” chỉ có thể mô tả cảnh vật tương đối chân thật.

Câu 6: Từ nào trong bản dịch thơ có thể khiến người đọc cảm nhận sai?

  • A. Bóng tháp
  • B. Cửa biển
  • C. Non tiên
  • D. Mặt nước

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Chỉ ra mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ. Vì sao ở hai câu kết tác giả nhắc đến Trương Thiếu bảo?

Câu 2. (2 điểm) Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp như thế nào? Chỉ ra cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ.


1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

A

A

A

B

A

2. Tự luận

Câu 1

(2 điểm)

- Núi Dục Thúy được miêu tả với vẻ đẹp diễm lệ, như non tiên.

- Cách miêu tả độc đáo của tác giả trong hai câu thực của bài thơ:

+ Sử dụng phép đối: Dễ thấy ở đây là sự đối lập giữa phù và trụy (nổi và rơi). Vẻ đẹp ở đây được cảm nhận theo chiều thẳng đứng.

+ Cụ thể là phép đối tẩu mã (lời thơ cũng như ý của câu dưới là do câu trên trượt xuống, không thể đứng một mình). Ở đây, tác giả đã miêu tả cảnh hoa sen nổi trên mặt nước, từ đó tiếp tục phát triển nội dung, cho đó là tiên cảnh giữa chốn nhân gian. 

Câu 2

(2 điểm)

- Mạch cảm xúc của tác giả trong bài thơ đi từ sự cảm nhận về vẻ đẹp núi Dục Thúy đến sự chạnh nhớ đến quan Trương Thiếu bảo.

- Tác giả nhớ đến Trương Thiếu bảo vì Trương Thiếu bảo đã từng đến núi Dục Thúy và có bài kí được khắc trên tháp ở đây.


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 6 Dục Thúy Sơn, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 6

Bình luận

Giải bài tập những môn khác