Đề số 2: Đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối bài 1: Tản Viên từ Phán sự lục
ĐỀ SỐ 2
I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng đất Lạng Giang. Chàng vốn khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được, vùng Bắc người ta vẫn khen là một người cương trưc. Trong làng trước có một ngôi đền linh ứng lắm. Cuối đời nhà Hồ, quân Ngô sang lấn cướp, vùng ấy thành một nơi chiến trường. Bộ tướng của Mộc Thạnh có viên Bách hộ họ Thôi, tử trận ở gần đền, từ đấy làm yêu làm quái trong dân gian. Tử Văn rất tức giận, một hôm tắm gội sạch sẽ, khấn trời, rồi châm lửa đốt đền. Mọi người đều lắc đầu lè lưỡi, lo sợ thay cho Tử Văn, nhưng chàng vẫn vung tay không cần gì cả”
(Trích Trưa tha hương – Trần Cư)
Câu 1: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì?
- A. lí do đốt đền
- B. quá trình đốt đền
- C. nguồn gốc của câu chuyện
- D. giới thiệu Ngô Từ Vân
Câu 2: Trong Chuyện chức phán sự đền Tản Viên của Nguyễn Dữ, Ngô Tử Văn đốt đền vì lí do gì?
- A. Vì muốn diệt trừ kẻ giả danh là thần mà lại tác yêu tác quái trong dân gian.
- B. Vì không tin vào điều mê tín, dị đoan.
- C. Vì muốn thể hiện thái độ cao ngạo của mình.
- D. Vì muốn giúp đỡ viên Thổ công
Câu 3: Trong các việc làm dưới đây, việc làm nào của Ngô Tử Văn là hành động trừ hại cho dân?
- A. Đánh bọn quỷ Dạ Xoa.
- B. Đốt đền của một tên hung thần vốn là một tướng giặc xâm lược
- C. Chống lại Diêm Vương.
- D. Cả A, B, C đều sai.
Câu 4: Nét tính cách của nhân vật Tử Văn được tác giả miêu tả là gì?
- A. Tài hoa, hào hiệp, khẳng khái
- B. Cương trực, khẳng khái, nóng nảy
- C. Điềm tĩnh, hào hiệp, tự tin
- D. Ngất ngưởng, kinh bạc, nóng nảy
Câu 5: Thái độ của dân làng như thế nào khi Ngô Tử Văn đốt đền
- A. sợ hãi
- B. khiêu khích
- C. giễu cợt
- D. lo sơ
Câu 6: Ở đoạn mở đầu Chuyện chức phán sự đền Tản Viên, tác giả vừa giới thiệu nhân vật vừa dẫn dắt người đọc đi ngay vào sự việc chính: Tử Văn đốt đền.
Dòng nào dưới đây nêu không đúng tác dụng của lối mở đầu như vậy?
- A. Tạo bất ngờ, kịch tính và gây hồi hộp ngay từ đầu.
- B. Tạo ấn tượng rõ rệt và gây sự chú ý đặc biệt đến người đốt đền.
- C. Tạo một mối hoài nghi, hoang mang lớn trong lòng người đọc
- D. Góp phần khắc họa tính cách nhân vật ngay từ dòng đầu.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Mô tả khái quát nhân vật Tử Văn qua đoạn đầu giới thiệu.
Câu 2: (2 điểm) Nêu nhận xét về cách mở đầu của tác giả. Tác giả sử dụng các mở đầu trực tiếp hay gián tiếp?
I. Phần trắc nghiệm
Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | A | B | B | D | C |
II. Tự luận
Câu 1:
- Ngô Tử Văn tên là Soạn, người huyện Yên Dũng, đất Lạng Giang
- Chàng là người khảng khái, nóng nảy, thấy sự tà gian thì không thể chịu được. Chàng được mọi người khen là người cương trực
Câu 2:
- Tác giả sử dụng cách mở đầu trực tiếp: giới thiệu luôn nhân vật Tử Văn, tính cách và sự việc đang diễn ra
- Tác dụng: ngắn gọn và súc tích, đi thẳng vào vấn đề giúp người đọc dễ dàng hình dung và biết được câu chuyện sẽ kể về ai, vấn đề gì.
Bình luận