Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 3: Thực hành Tiếng Việt ( trang 64)
ĐỀ SỐ 1
I. Phần trắc nghiệm
(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)
Câu 1: Các câu trong đoạn văn diễn dịch được trình bày theo những thao tác nào?
- A. Chứng minh.
- B. Bình luận.
- C. Phân tích.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 2: Các câu trong đoạn văn diễn dịch được trình bày theo những thao tác nào?
- A. Chứng minh.
- B. Bình luận.
- C. Phân tích.
- D. Tất cả các đáp án trên đều đúng.
Câu 3: Tìm câu chủ đề trong đoạn văn sau
“Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương; Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua; Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung; Cảo Khanh, một bề tôi xa, miệng mắng Lộc Sơn, không theo mưu kế nghịch tặc. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?”
(Trần Quốc Tuấn, Hịch tướng sĩ)
- A. Ta thường nghe: Kỉ Tín đem mình chết thay, cứu thoát cho cao Đế; Do Vu chìa lưng chịu giáo, che chở cho Chiêu Vương.
- B. Dự Nhượng nuốt than để báo thù cho chủ; Thân Khoái chặt tay chết theo nạn của vua.
- C. Kính Đức, một chàng tuổi trẻ, thân phò Thái Tông thoát khỏi vòng vây Thế Sung.
- D. Từ xưa, các bậc trung thần nghĩa sĩ bỏ mình vì nước, đời nào không có?
Câu 4: Câu chủ đề của đoạn văn sau nằm ở vị trí nào?
“Những đứa con từ khi sinh ra đến khi trưởng thành, phần lớn thời gian là gần gũi và thường là chịu ảnh hưởng từ người mẹ hơn từ cha. Chúng được mẹ cho bú sữa, bồng ẵm, dỗ dành, tắm giặt, ru ngủ, cho ăn uống, chăm sóc rất nhiều khi ốm đau…Với việc nhận thức thông qua quá trình bé tự quan sát, học hỏi tự nhiên hàng ngày và ảnh hưởng đặc biệt các đức của người mẹ, đã hình thành dần dần bản tính của đứa con theo kiểu “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài ra, những đứa trẻ thường là thích bắt chước người khác thông qua những hành động của người gần gũi nhất chủ yếu là người mẹ. Chính người phụ nữ là người chăm sóc và giáo dục con cái chủ yếu trong gia đình.”
- A. Đầu đoạn văn.
- B. Giữa đoạn văn.
- C. Cuối đoạn văn.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
Câu 5: Sắp xếp các câu sau đây để hoàn thành một đoạn văn diễn dịch
Điện thoại thông minh không chỉ giúp chúng ta có thể liên lạc với nhau ở khoảng cách xa xôi, kết nối thông tin trên toàn thế giới mà còn giúp chúng ta tiếp cận với những kiến thức của toàn nhân loại.
Có thể nói, điện thoại thông minh vừa mang tới lợi ích nhưng cũng mang tới nhiều tác hại cho con người.
Thế nhưng, nó cũng đem lại cho chúng ta rất nhiều phiền toái như sự trói buộc, lệ thuộc vào điện thoại, những hệ lụy cho con trẻ như nghiện game hay internet, các thông tin đồi trụy, chưa được kiểm duyệt.
- A. (1), (2), (3).
- B. (3), (2), (1).
- C. (1), (3), (2).
- D. (2), (1), (3).
Câu 6: Đoạn văn nào dưới đây trong tác phẩm “Hịch tướng sĩ” được viết theo lối quy nạp?
- A. Các ngươi con nhà võ tướng, không hiểu văn nghĩa, nghe những chuyện ấy nửa tin nửa ngờ. Thôi những chuyện xưa, ta không nói đến nữa. Nay ta chỉ kể chuyện Tống, Nguyên mới đây.
- B. Vương Công Kiên là người như thế nào? Tì tướng của ông là Nguyễn Văn lập lại là người thế nào, mà giữ thành Điếu Ngư nhỏ như cái đầu, chống với quân Mông Kha đông đến hàng trăm vạn, khiến cho nhân dân đời Tống đến nay còn đội ơn sâu!
- C. Các ngươi ở cùng ta coi giữ binh quyền đã lâu ngày, không có mặc thì ta cho áo, không có ăn thì ta cho cơm; quan nhỏ thì ta thăng chức, lương ít thì ta cấp bổng; đi thủy thì ta ho thuyền, đi bộ thì ta cho ngựa; lúc trận mạc xông pha thì cùng nhau sống chết, lúc ở nhà nhàn hạ thì cùng nhau vui cười. Cách đối đãi so với Vương Công Kiên, Cốt Đãi Ngột Lang ngày trước cũng chẳng kém gì.
- D. Cả 3 đáp án trên đều sai.
II. Tự luận (4 điểm)
Câu 1 (2 điểm): Hãy trình bày khái niệm đoạn văn diễn dịch và đoạn văn quy nạp.
Câu 2 (2 điểm): Hãy sắp xếp các câu sau đây thành đoạn văn diễn dịch, sau đó sắp xếp lại thành đoạn văn quy nạp và cho biết dựa vào cơ sở nào mà em sắp xếp như vậy.
(1) Một cô Tấm (trong truyện “Tấm Cám") bao lần bị hại, cuối cùng vẫn được làm hoàng hậu, nhưng mụ dì ghẻ và Cám - những kẻ lắm mưu mô tàn ác thì bị trừng phạt đích đáng.
(2) Một Thạch Sanh (truyện "Thạch Sanh") chất phác, thật bụng tin người, dẫu trải qua bao khổ nạn, oan khuất rồi đến lúc cũng cưới được công chúa và lên ngôi, còn Lý Thông lừa lọc, xảo trá thì trời đất không dung tha.
(3) Ở hiền gặp lành, ác giả ác báo là ước mơ công bằng được nhân dân gửi gắm vào truyện cổ tích.
(4) Một người em (truyện “Cây khế”) thật thà, hiền lành, bị anh đối xử bất công, ai ngờ cuộc sống về sau lại giàu sang, hạnh phúc, trong khi người anh tham lam thì bỏ mạng giữa biển khơi.
GỢI Ý ĐÁP ÁN
1. Phần trắc nghiệm
Câu hỏi | Câu 1 | Câu 2 | Câu 3 | Câu 4 | Câu 5 | Câu 6 |
Đáp án | D | D | D | C | C | C |
2. Tự luận
Câu 1.
- Đoạn văn diễn dịch là đoạn văn có câu chủ đề được đặt ở đầu đoạn, những câu tiếp theo triển khai các nội dung cụ thể để làm rõ chủ đề của đoạn văn.
- Đoạn văn quy nạp là đoạn văn triển khai nội dung cụ thể trước, từ đó mới khái quát nội dung chung, được thể hiện bằng câu chủ đề ở cuối đoạn văn.
Câu 2.
- Trình tự sắp xếp để có đoạn văn diễn dịch: (3), (1), (2), (4).
- Trình tự sắp xếp để có đoạn văn quy nạp: (1), (2), (4), (3)
- Cơ sở của sự sắp xếp là:
+ Câu (3) có tính chất của câu chủ đề, thể hiện lập luận, ý tưởng khái quát.
+ Các câu (1), (2), (4) có tính chất là lí lẽ, dẫn chứng và có sự đồng đều về chức năng với nhau nhưng khác với câu (3).
Bình luận