Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 8 Kết nối bài 1 Ta đi tới

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm

(Chọn chữ cái trước câu trả lời đúng nhất.)

Câu 1: Phong cách sáng tác của Tố Hữu là?

  • A. Tập trung hoàn toàn vào hiện thực, ngòi bút của ông lách rất sâu vào mảnh đất hiện thực, để mà phê phán, để mà cải tạo.

  • B. Phong cách độc đáo, tài hoa, sự hiểu biết phong phú trong nhiều lĩnh vực và vốn ngôn ngữ giàu có, điêu luyện.

  • C. Thường viết về những vấn đề trọng đại của dân tộc, tình cảm trong thơ ông mang tính thời đại.

  • D. Là nhà văn hiện thực xuất sắc chuyên viết về đề tài nông dân và nông thôn trước Cách mạng.

Câu 2: Xuất xứ của bài thơ “Ta đi tới”?

  • A. Trích trong tập “Máu lửa”.

  • B. Trích trong tập “Hoa dọc chiến hào”.

  • C. Trích trong tập “Việt Bắc”.

  • D. Trích trong tập “Gió lộng”.

Câu 3: Có mấy dòng sông xuất hiện trong bài thơ?

  • A. 1
  • B. 2
  • C. 3
  • D. 4

Câu 4: Điệp từ nào xuất hiện nhiều lần trong bài thơ?

  • A. Điệp từ “ai”.

  • B. Điệp từ “tháng”.

  • C. Điệp từ “của”

  • D. Cả 3 đáp án trên đều đúng.

Câu 5: Cho 2 câu thơ sau

“Ờ, đã chín năm rồi đấy nhỉ!

Kháng chiến ba ngàn ngày không nghỉ”

Theo em, “chin năm” và “ba ngàn ngày” là khoảng thời gian diễn ra sự kiện lịch sử nào?

  • A. Chiến dịch Điện Biên Phủ.

  • B. Chiến dịch Biên giới Thu đông 1950.

  • C. Chiến dịch Việt Bắc thu đông 1947.

  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

Câu 6: Cho đoạn thơ sau đây

“Đã tan tác những bóng thù hắc ám

Đã sáng lại trời thu tháng Tám

Trên đường ta về lại Thủ đô

Cờ đỏ bay quanh tóc bạc Bác Hồ!”

Cụm từ “trời thu tháng Tám” còn gợi cho em nhớ đến cuộc cách mạng nào của nước ta?

  • A. Cách mạng tháng 8.

  • B. Cách mạng tháng 9.

  • C. Cách mạng tháng 10 Nga.

  • D. Cả 3 đáp án trên đều sai.

II. Tự luận (4 điểm)

Câu 1 (2 điểm): Hãy nêu những nội dung chính trong khổ thơ đầu.

Câu 2 (2 điểm): Xác định hình ảnh trung tâm của đoạn trích. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh nào khác trong đoạn trích?


GỢI Ý ĐÁP ÁN

1. Phần trắc nghiệm

(Mỗi câu đúng tương ứng với 1 điểm)

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

C

C

C

A

A

A

2. Tự luận

Câu 1.

- Chiến tranh kết thúc, hoà bình được lập lại, mọi người có thể đi lại tự do, hiên ngang: “Ta đi giữa ban ngày / Trên đường cái, ung dung ta bước / …”

- “Đường Bắc Sơn, Đình Cả, Thái Nguyên / Đường qua Tây Bắc, đường lên Điện Biên”: những con đường gắn với cuộc kháng chiến.

- “Đường cách mạng, dài theo kháng chiến”: Đây là một cách ví von độc đáo của tác giả: ví sự dài ngắn trong thực tế với thời gian trừu tượng nhưng lại cho người đọc suy ngẫm vì cuộc kháng chiến của chúng ta kéo dài nhiều năm trời.

- “Đến hôm nay … xuôi cùng thuyền”: cảm xúc vui sướng trong cảnh sắc tươi mới của đất nước.

Câu 2.

- Có nhiều hình ảnh lớn trong đoạn trích, ví dụ như: con đường đi về quê hương – con đường đi tới tương lai, đất nước tươi đẹp trong ngày vui chiến thắng, chủ thể trữ tình vui mừng khi trở về,…

- Tùy vào cảm nhận của em để xác định một hình ảnh trung tâm. Ví dụ ở đây ta chọn hình ảnh trung tâm là: con đường đi về quê hương – con đường đi tới tương lai. Hình ảnh đó có mối liên hệ với những hình ảnh như: con đường rộng mở, thiên nhiên tươi đẹp trong nắng, các miền đất của tổ quốc, làng quê thôn xóm, ngôi trường mới – tương lai mới, hình ảnh nhà thơ vui cùng niềm vui của đất nước,…


Bình luận

Giải bài tập những môn khác