Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối bài 7 Dưới bóng hoàng lan

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Hình ảnh thiên nhiên, con người, cảnh sinh hoạt,… hiện ra qua đôi mắt của nhân vật nào?

  • A. Người kể chuyện ngôi thứ ba
  • B. Thanh
  • C. Bà của Thanh
  • D. Nga

Câu 2: Bối cảnh cuộc đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu là gì?

  • A. Sau một thời gian xa bà đi làm việc trên tỉnh, lần này được nghỉ một ngày, Thanh tranh thủ về thăm bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
  • B. Thanh trở về sau hai năm đi lính ở chiến khu Việt Bắc với tình yêu thương và nỗi nhớ da diết dành cho bà. Lời đối thoại diễn ra khi cháu vừa gặp bà.
  • C. Cuộc kháng chiến chống Pháp nổ ra ở khắp mọi nơi trên mọi miền Tổ quốc.
  • D. Cuộc kháng chiến chống Nhật đang đi đến hồi kết và Thanh sắp trở thành một chỉ huy cấp cao.

Câu 3: Lời đối thoại giữa bà và Thanh trong phần đầu của tác phẩm chủ yếu xoay quanh những chuyện gì?

  • A. Chuyện Thanh cùng những chiến hữu của mình chiến đấu chống lại quân thù.
  • B. Chuyện quá khứ, hiện tại và tương lai.
  • C. Chuyện Thanh từ trên tỉnh về, bà cháu thể hiện sự quan tâm nhau.
  • D. Cả B và C.

Câu 4: Dưới đây là những tình cảm được bộc lộ qua những lời đối thoại giữa bà và Thanh ở phần đầu tác phẩm. Ý nào không đúng?

  • A. Cả bà và cháu bộc lộ tình cảm thân thương, trìu mến.
  • B. Bà vui khi thấy cháu về, quan tâm cháu từng li từng tí.
  • C. Cháu muốn biết có ai ở cùng bà, vì có lẽ không yên tâm nếu thấy bà một mình.
  • D. Cháu đối xử với bà với tư cách của một người lính với chỉ huy của mình.

Câu 5: Đâu không phải một cử chỉ của Thanh?

  • A. Chàng nhìn cô thiếu nữ xinh xắn trong tà áo trắng, mái tóc đen lánh buông trên cổ nhỏ.
  • B. Thanh cũng ngồi ghé xuống.
  • C. Thỉnh thoảng chàng nhìn đôi mắt của Nga, hai má hồng.
  • D. Thanh biết rằng Ngã sẽ vẫn đợi chàng, vẫn nhớ mong chàng như ngày trước.

Câu 6: Câu nào trong văn bản thể hiện suy nghĩ, cảm xúc của Thanh?

  • A. Hình như có tiếng người khác nữa, tiếng trong và mau hơn. Thanh lắng nghe: một tiếng cười đưa lên.
  • B. Có lúc chàng lầm tưởng Nga chính là em gái ruột của mình.
  • C. Gạch mát và phủ rêu khiến Thanh nhớ lại hai bàn chân xinh xắn của Nga, ngày nào, đi trên đó.
  • D. Tất cả các đáp án trên.

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Trình bày ý nghĩa nhan đề của tác phẩm “Dưới bóng Hoàng lan”?

Câu 2. (2 điểm) Trong lần trở về quê thăm bà này Thanh có tâm trạng ra sao?


1. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

A

A

C

D

D

D

2. Tự luận

Câu 1

(2 điểm)

Nhan đề “Dưới bóng hoàng lan” có ý nghĩa bao trùm gợi nhớ về những kỉ niệm của nhân vật Thanh. Bóng hoàng lan là sự kết nối từ quá khứ đến với hiện tại. Nó gắn liền với tuổi thơ của nhân vật Thanh và cũng là một sợi dây kết nối tình cảm trong sáng của cả Thanh và Nga. 

Câu 2

(2 điểm)

- Sau 2 năm trở về thăm quê, trở về với không gian thân thuộc, ngôi nhà của bà Thanh cảm thấy thật bình yên và thong thả. Bởi căn nhà đối với Thanh là một nơi mát mẻ hiền lành, có người bà lúc nào cũng chờ đợi để yêu thương Thanh.

- Nhận ra cây hoàng lan, Thanh nhớ đến câu chuyện tuổi thơ, Thanh hay nhặt hoa dưới gốc cây. Ngày ấy cha mẹ Thanh hãy còn, Thanh nhận ra thời gian trôi quá nhanh


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 7 Dưới bóng hoàng lan, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 7

Bình luận

Giải bài tập những môn khác