Đề số 1: Đề kiểm tra ngữ văn 10 Kết nối bài 1: Chữ người tử tù

ĐỀ SỐ 1

I. Phần trắc nghiệm (6 điểm)

Chọn chữ cái trước câu có đáp án trả lời đúng.

Câu 1: Dòng nào sau đây được xem là chủ đề truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân?

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh từ đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với tội ác. Con người chỉ có thể và chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.
  • B. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là sự hoà quyện tuyệt vời giữa: tâm - tài - thiện - mỹ. 
  • C. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca ca ngợi cái đẹp, cái tài hoa bất tử.
  • D. Truyện ngắn “Chữ người tử tù” là một bài ca đầy cảm hứng, động viên con người hãy giữ và gắng giữ cái đẹp của thiên lương trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Câu 2:  Những chi tiết nào dưới đây thể hiện tài viết chữ đẹp của Huấn Cao?

  • A. "Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen là có cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp đó phải không?".
  • B. "Chữ ông Huấn đẹp lắm, vuông lắm" 
  • C. "Có được chữ ông Huấn mà treo là có một vật báu trên đời" 
  • D. Tất cả các đáp án trên

Câu 3: Ý nghĩa lời khuyên của Huấn Cao là gì? "Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người".

  • A. Cái đẹp có thể sản sinh ở nơi đất chết, nơi tội ác ngự trị nhưng không thể sống chung với cái xấu cái ác.
  • B. Người ta chỉ xứng đáng được thưởng thức cái đẹp khi giữ được thiên lương.  
  • C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
  • D. Cả hai đáp án trên đều sai.

Câu 4: Chi tiết nào thể hiện rõ thái độ khinh miệt của Huấn Cao đối với quản ngục khi chưa hiểu được tấm lòng của quản ngục?

  • A. “Ngươi hỏi ta muốn gì? Ta chỉ muốn có một điều. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây nữa”.
  • B. “Đối với những người như ngài, phép nước ngặt lắm. Nhưng biết ngài là một người có nghĩa khí, tôi muốn châm chước ít nhiều. Miễn là ngài giữ kín cho”.
  • C. “Ông Huấn cố làm ra ý khinh bạc đến điều, ông Huấn đã đợi một trận lôi đình báo thù và những thủ đoạn tàn bạo của quản ngục bị sỉ nhục. Đến cái cảnh chết chém, ông còn chẳng sợ chả là những trò tiểu nhân thị oai này”.
  • D. “Ta cảm cái tấm lòng biệt nhỡn liên tài của các ngươi. Thiếu chút nữa ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

Câu 5: Truyện ngắn “Chữ người tử tù” có đoạn: “Trong hoàn cảnh đề lao, người ta sống bằng tàn nhẫn, bằng lọc lừa...” nhưng có “một âm thanh trong trẻo chen vào giữa một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn độn xô bồ”.  Âm thanh đó là gì?

  • A. Tiếng côn trùng giữa đêm khuya tê tái, thê lương.
  • B. Tiếng chửi mắng của viên quản ngục đối với tù nhân. 
  • C. Tiếng khóc sợ hãi của những tử tù sắp ra pháp trường.
  • D. Tính cách dịu dàng và lòng biết giá người, biết trọng người ngay của viên quản ngục.

Câu 6: “Cảnh tượng xưa nay chưa từng thấy” trong truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân là cảnh tượng nào sau đây?

  • A. Rồi một hôm, quản ngục mở khoá cửa buồng kín, khép nép hỏi ông Huấn...
  • B. Một buổi chiều lạnh, viên quản ngục tái nhợt người đi sau khi tiếp đọc công văn...
  • C. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang đậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng mình trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực.
  • D. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt ri vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”.

II. Tự luận

Câu 1. (2 điểm) Cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

Câu 2. (2 điểm) Tại sao Huấn Cao bị bắt? Vẻ đẹp của hình tượng Huấn cao được thể hiện ở những phương diện nào?


I. Phần trắc nghiệm

Mỗi đáp án đúng tương ứng với 1 điểm

Câu hỏi

Câu 1

Câu 2

Câu 3

Câu 4

Câu 5

Câu 6

Đáp án

D

D

C

A

D

C

II. Tự luận

Câu 1:

Thái độ trân trọng, ngợi ca, nuối tiếc của nhà văn trước một vẻ đẹp văn hóa lâu đời đang có nguy cơ mai một 

Tác phẩm cũng là bài học về lẽ sống đẹp của những con người chân chính: dù trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng phải giữ gìn “thiên lương” cho lành vững; sống trên đời không được phụ những tấm lòng trong thiên hạ; phải biết tôn trọng tài năng và phẩm giá của con người.

Câu 2:

Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình nên bị kết án tử hình. Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù

- Vẻ đẹp Huấn Cao được thể hiện ở: 

+ Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp, tài viết chữ đẹp

+ Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất

+ Một nhân cách cao đẹp, một thiên lương cao cả.


Từ khóa tìm kiếm Google: Đề kiểm tra Ngữ văn 10 KNTT bài 1: Chữ người tử tù, đề kiểm tra 15 phút ngữ văn 10 kết nối tri thức, đề thi ngữ văn 10 kết nối tri thức bài 1

Bình luận

Giải bài tập những môn khác