Câu hỏi tự luận mức độ vận dụng Ngữ văn 7 Kết nối bài 3: Văn bản đọc - Người thầy đầu tiên

3.     VẬN DỤNG (5 câu)

Câu 1: Nội dung chính của văn bản Người thầy đầu tiên?

Câu 2: Giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của văn bản Người thầy đầu tiên?

Câu 3: Em hãy đọc kĩ phần (3) của đoạn trích và trả lời các câu hỏi sau:

  1. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật nào?
  2. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen?
  3. Khái quát đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen.

Câu 4: Tìm các chi tiết trong truyện "Người thầy đầu tiên" cho thấy thầy giáo rất quan tâm, chăm sóc học sinh.

Câu 5: Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng gì?


Câu 1: 

Văn bản "Người thầy đầu tiên" kể về thầy giáo Đuy-sen hết lòng vì học trò và cô học trò An-tư-nai thông minh, lanh lợi. Thầy giáo Đuy-sen không chỉ là một người thầy mà còn của người cha có tấm lòng cao cả. Văn bản đã thành công khắc họa nên một câu chuyện tuyệt đẹp về tình thầy trò, đồng thơi phản ánh một cách chân thực chế độ phong kiến lạc hậu với những quan niệm sai trái, không kém phần nặng nề.

Câu 2: 

Giá trị nội dung:

Tác phẩm kể về tình cảm của An Tư Nai dành cho người thầy đầu tiên của mình Đuy-sen

Giá trị nghệ thuật:

- Độc đáo trong sự thay đổi ngôi kể, người kể chuyện trong từng phần đoạn trích

-  Mang đến giá trị nhân đạo sâu sắc

Câu 3: 

  1. Hình ảnh thầy Đuy-sen hiện lên qua lời kể, cảm xúc và suy nghĩ của nhân vật An-tư-nai.
  2. Những chi tiết tiêu biểu nào được nhà văn sử dụng để khắc họa nhân vật thầy Đuy-sen:

+ Thầy Đuy-sen cõng, bế các bạn nhỏ qua suối để đi học.

+ Thầy Đuy-sen kể chuyện vui để các bạn nhỏ quên hết mọi sự.

+ Thầy Đuy-sen lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ nhỏ trên lòng suốt để bước qua cho khỏi bị ướt chân.

+ Khi An-tư-nai bị ngã ở suối, thầy đỡ An-tư-nai lên, đỡ lên bờ, lót chiếc áo choàng cho An-tư-nai ngồi và chăm sóc, sau đó một mình làm hết việc lấy đá và những tảng đất cỏ đắp thành các ụ.

+ Ghi nhớ từng hành động nhỏ của học trò: đoán được An-tư-nai trút lại ki-giắc ở trường.

+ Mong cho học trò được đi học ở thành phố.

  1. Đặc điểm tính cách nhân vật thầy Đuy-sen:

+ Có tấm lòng nhân từ, ý nghĩ tốt lành

+ Yêu mến trẻ nhỏ, mong cho các em được học hành đến nơi đến chốn

+ Kiên trì, chịu khó

Câu 4: 

+ Thầy bế các em qua suối: lưng thì cõng, tay thì bế.

+ Thầy đi chân không, làm không ngơi tay. 

+ Khi thấy An-tư-nai ngã, thầy quẳng tảng đá trên tay, nhảy ngay lại, đỡ lên, rồi bế chạy lên bờ, lót chiếc áo choàng đặt An-tư-nai vào đó. 

+ Thầy xoa hai chân, bóp chặt đôi tay lạnh cóng và đưa lên miệng hà hơi ấm.

Câu 5: 

Theo em, cách nhà văn thay đổi kiểu người kể chuyện ở các phần trong đoạn trích có tác dụng giúp câu chuyện đa dạng điểm nhìn, có tính đa thanh.


Bình luận

Giải bài tập những môn khác