Câu hỏi tự luận mức độ thông hiểu Ngữ văn 7 Kết nối bài 4: Văn bản đọc Bài thơ Đường núi của Nguyễn Đình Thi
2. THÔNG HIỂU (4 câu)
Câu 1: Nêu cảm nhận chung của em về bài thơ Đường núi trước và sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương.
Câu 2: Bài bình thơ gây được ấn tượng như thế nào đối với em? Câu nào, ý nào trong đó khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ đã đọc?
Câu 3: Phân tích sự đồng cảm của người bình thơ khi cảm nhận về bài thơ “Đường núi”.
Câu 4: Sự đồng cảm của người bình thơ với bài thơ được thể hiện qua?
Câu 1:
- Cảm nhận của em bài thơ Đường núi trước khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:
+ Em nhận thấy cảnh núi non hiện ra thật đẹp qua tấm lòng yêu đất đai, thôn bản, quê hương tha thiết của tác giả Nguyễn Đình Thi.
- Cảm nhận của em bài thơ Đường núi sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương:
+ Sau khi đọc bài viết của Vũ Quần Phương em càng hiểu và thấm hơn những giá trị nghệ thuật của bài thơ Đường núi.
Câu 2:
- Bài bình thơ gây được ấn tượng với em về cách phân tích, lập luận rất chặt chẽ, sâu sắc.
- Câu “Nội dung của bài thơ nằm cả ở bên ngoài các dòng chữ” khiến em phải suy ngẫm sâu hơn về bài thơ.
Câu 3:
- Vũ Quần Phương đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ về tình cảm yêu say đắm đồng đất núi rừng làng mạc nước non mình.
- Sự đồng cảm này là một món quà quý mà tác giả Vũ Quần Phương đã dành tặng cho Nguyễn Đình Thi khi thấu hiểu sâu sắc bài thơ “Đường núi”.
- Vũ Quần Phương khẳng định: “Cái tài của Nguyễn Đình Thi ở bài thơ này là tạo được một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả”: Thể hiện sự trân trọng cái tài của Nguyễn Đình Thi sau khi đọc bài thơ “Đường núi”.
- Vũ Quần Phương nhận thấy, Nguyễn Đình Thi không chỉ đơn thuần miêu tả cảnh đẹp núi non, thôn bản mà còn gửi vào đó tình yêu tha thiết, mang một luồng không khí thân yêu trong trẻo run rẩy phủ lấy phong cảnh. Vì thế, phong cảnh bỗng mang vị tâm hồn của tác giả.
Câu 4:
- Người bình thơ đã thể hiện sự đồng cảm của mình với bài thơ qua việc cảm nhận tiếng reo vui lặng thầm trong cảnh vật: “Tác giả không reo thành lời, nhưng cảnh sắc reo trong mắt anh.”
- Sự đồng cảm này khiến cho người bình thơ cảm nhận nội dung thơ một cách sâu sắc nhất.
Bình luận