Tắt QC

Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 4 Chuyển động thẳng (P2)

Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 4 Chuyển động thẳng - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

Câu 1: Tốc độ là đại lượng đặc trưng cho

  • A. tính chất nhanh hay chậm của chuyển động.
  • B. sự thay đổi hướng của chuyển động.
  • C. khả năng duy trì chuyển động của vật.
  • D. sự thay đổi vị trí của vật trong không gian.

Câu 2: Chọn phát biểu đúng?

  • A. Độ dời  phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và không phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
  • B. Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
  • C. Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
  • D. Độ dời phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động và vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối

Câu 3: Chỉ ra phát biểu sai.

  • A. Vectơ độ dịch chuyển là một vectơ nối vị trí đầu và vị trí cuối của vật chuyển động.
  • B. Vectơ độ dịch chuyển có độ lớn luôn bằng quãng đường đi được của vật.
  • C. Khi vật đi từ điểm A đến điểm B, sau đó đến điểm C, rồi quay về A thì độ dịch chuyển của vật có độ lớn bằng 0.
  • D. Độ dịch chuyển có thể có giá trị âm, dương hoặc bằng không.

Câu 4: Trường hợp nào dưới đây không thể coi vật là chất điểm?

  • A. Viên đạn đang chuyển động trong không khí.
  • B. Trái Đất trong chuyển động quay quanh Mặt Trời.
  • C. Viên bi trong sự rơi từ tầng thứ năm của một tòa nhà xuống đất.
  • D. Trái Đất trong chuyển động tự quay quanh trục của nó.

Câu 5: Tọa độ của vật chuyển động tại mỗi thời điểm phụ thuộc vào

  • A. Tốc độ của vật
  • B. Kích thước của vật
  • C. Quỹ đạo của vật
  • D. Hệ trục tọa độ

Câu 6: Chọn đáp án đúng

  • A. độ dịch chuyển là một đại lượng vectơ có gốc tại vị trí ban đầu, hướng từ vị trí đầu đến vị trí cuối, độ lớn bằng khoảng cách giữa vị trí đầu và vị trí cuối.
  • B. độ dịch chuyển là đại lượng có thể nhận giá trị dương, âm hoặc bằng không.
  • C. độ dịch chuyển được xác định bằng độ biến thiên tọa độ của vật $d=x_{2}-x_{1}=\Delta x$
  • D. tất cả các đáp án trên đều đúng.

Câu 7: Chọn phương án sai?

  • A. Quãng đường là độ dài quỹ đạo chuyển động của vật
  • B. Độ dời không phụ thuộc vào hình dạng của quỹ đạo chuyển động mà chỉ phụ thuộc vào vị trí điểm đầu và vị trí điểm cuối
  • C. Khi chất điểm chuyển động, quãng đường nó đi được trùng với độ dời của nó.
  • D. Độ dời là độ biến thiên tọa độ.

Câu 8: Véctơ vận tốc trung bình của vật được xác định bởi biểu thức:

  • A. $v_{tb}=\frac{\Delta x}{\Delta t}$
  • B. $\overrightarrow{v_{tb}}=\overrightarrow{\Delta x}\Delta t$
  • C. $v_{tb}=\Delta x\Delta t$
  • D. $\overrightarrow{v_{tb}}=\frac{\overrightarrow{\Delta x}}{\Delta t}$

Câu 9: Độ dịch chuyển là

  • A. độ dài quãng đường vật di chuyển.
  • B. khoảng cách mà vật di chuyển theo một hướng xác định.
  • C. khoảng cách giữa vị trí xuất phát và vị trí kết thúc quá trình di chuyển.
  • D. tỉ số giữa quãng đường và thời gian di chuyển.

Câu 10: Một vật chuyển động dọc theo chiều (+) trục Ox với vận tốc không đổi

  • A. tọa độ của vật luôn có giá trị (+)
  • B. vận tốc của vật luôn có giá trị (+)
  • C. tọa độ và vận tốc của vật luôn có giá trị (+)
  • D. tọa độ luôn trùng với quãng đường

Câu 11: Biểu thức xác định dộ dời của vật là

  • A. $d=\Delta x=x_{1}-x_{2}$
  • B. $d=\Delta x=x_{2}-x_{1}$
  • C. $d=\Delta x=x_{1}.x_{2}$
  • D. $d=\Delta x=x_{1}+x_{2}$

Câu 12: Một xe ô tô xuất phát từ tỉnh A đi đến tỉnh B, rồi lại trở về vị trí xuất phát ở tỉnh A. Xe này đã dịch chuyển, so với vị trí xuất phát một đoạn bằng bao nhiêu?

  • A. 0.
  • B. AB.
  • C. 2AB.
  • D. AB$^{2}$.

Câu 13: Độ lớn của độ dịch chuyển và quãng đường đi được của một chuyển động

  • A. bằng nhau khi vật chuyển động thẳng, không đổi chiều.
  • B. luôn luôn bằng nhau trong mọi trường hợp.
  • C. quãng đường chính là độ lớn của độ dịch chuyển.
  • D. khi vật chuyển động thẳng.

Câu 14: Chọn đáp án đúng

  • A. Vận tốc trung bình là đại lượng véctơ được xác định bằng thương số giữa độ dịch chuyển của vật và thời gian để vật thực hiện được độ dịch chuyển đó.
  • B. là đại lượng đặc trưng cho tính chất nhanh chậm của chuyển động.
  • C. là đại lượng đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.
  • D. là đại lượng vectơ đặc trưng cho tính nhanh chậm của chuyển động tại mỗi thời điểm.

Câu 15: ‘‘Lúc 15 giờ 30 phút hôm qua, xe chúng tôi đang chạy trên quốc lộ 5, cách Hải Dương 10 km”. Việc xác định vị trí của ô tô như trên còn thiếu yếu tố gì?

  • A. Vật làm mốc.
  • B. Mốc thời gian.
  • C. Thước đo và đồng hồ.
  • D. Chiều dương trên đường đi.

Câu 16: Một xe chuyển động từ A về B.  Nửa thời gian đầu vận tốc của xe là v1, nửa thời gian sau vận tốc của xe là v2. Tính vận tốc trung bình của xe trên cả quãng đường AB.

  • A. $v=\frac{v_{1}+v_{2}}{2}$
  • B. $v=\frac{v_{1}-v_{2}}{2}$
  • C. $v=\frac{v_{1}.v_{2}}{2(v_{1}+v_{2})}$
  • D. $v=\frac{v_{1}.v_{2}}{v_{1}+v_{2}}$

Câu 17: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về vận tốc?

  • A. Bạn Nam đi từ nhà đến trường với vận tốc 10 km/h.
  • B. Xe ô tô đi từ A đến B theo hướng Bắc với tốc độ 40 km/h.
  • C. Mỗi giờ, con ốc sên đi được 100 cm.
  • D. Con báo đuổi theo con ninh dương một đoạn là 3 km theo hướng Nam.

Câu 18: Trong một lần thử xe ô tô, người ta xác định được vị trí của xe tại các thời điểm cách nhau cùng khoảng thời gian 1s (xem bảng dưới đây). Vận tốc trung bình của ô tô trong 3 giây cuối cùng là:

x (m)02,39,220,736,857,5
t (s)01,02,03,04,05,0
  • A. 16,1 (m/s)
  • B. 2,3 (m/s)
  • C. 12,27 (m/s)
  • D. 11,5 (m/s)

Câu 19: Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học (Hình vẽ). Hãy xác định độ dịch chuyển của bạn Nhật Bạn khi đi từ nhà đến trường và quay lại trạm xe buýt.

Trên đoạn đường thẳng có các vị trí A là nhà của bạn Nhật, B là trạm xe buýt, C là nhà hàng và D là trường học

  • A. $\overrightarrow{AB}$
  • B. $\overrightarrow{AD}$
  • C. $\overrightarrow{BD}$
  • D. $\overrightarrow{BA}$

Câu 20: Một người lái ô tô đi thẳng 6 km theo hướng tây, sau đó rẽ trái đi thẳng theo hướng nam 4 km rồi quay sang hướng đông 3 km. Xác định quãng đường đi được và độ lớn độ dịch chuyển tổng hợp của ô tô.

  • A. s = 13 km, d = 5 km.
  • B. s = 13 km, d = 13 km.
  • C. s = 13 km, d = 3 km.
  • D. s = 13 km, d = 9 km.

Câu 21: Hình vẽ dưới mô tả đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe ô tô chạy trên một đường thẳng. Tính vận tốc trung bình của xe.

mô tả đồ thị độ dịch chuyển – thời gian của một chiếc xe ô tô chạy trên một đường thẳng. Tính vận tốc trung bình của xe.

  • A. 45 m/s
  • B. 90 m/s
  • C. 45 km/h
  • D. 90 km/h

Câu 22: Có 3 điểm nằm dọc theo trục Ox (có chiều từ A đến B) theo thứ tự là A là nhà, B là siêu thị và C là trạm xăng. Cho AB = 300 m, BC = 200 m. Một người xuất phát từ nhà qua siêu thị đến trạm xăng rồi quay lại siêu thị và dừng lại ở đây. Hỏi quãng đường và độ lớn độ dịch chuyển của người này trong cả quá trình chuyển động?

  • A. s = 500 m và d = 200 m.
  • B. s = 700 m và d = 300 m.
  • C. s = 300 m và d = 200 m.
  • D. s = 200 m và d = 300 m.

Câu 23: Một người bơi ngang từ bờ bên này sang bờ bên kia của một dòng sông rộng 50 m có dòng chảy hướng từ Bắc đến Nam. Do nước sông chảy mạnh nên khi sang đên bờ bên kia thì người đó đã trôi xuôi theo dòng nước 50 m. Xác định độ lớn độ dịch chuyển của người đó.

  • A. 50 m.
  • B. 50$\sqrt{2}$ m.
  • C. 100 m.
  • D. không đủ dữ kiện để tính.

Câu 24: Một ôtô chuyển động từ A về B.  Chặng đầu xe đi mất $\frac{1}{3}$ tổng thời gian với vận tốc v1 = 45km/h. Chặng giữa xe đi mất $\frac{1}{2}$ tổng thời gian với vận tốc v2 = 60km/h. Chặng còn lại xe chuyển động với vận tốc v3 = 48km/h. Tính vận tốc của xe trên cả quãng đường AB.

  • A. 40 km/h
  • B. 46 km/h
  • C. 53 km/h
  • D. 54 km/h

Câu 25: Trái Đất quay một vòng quanh Mặt Trời trong thời gian gần 1 năm. Tính tốc độ trung bình của Trái Đất khi nó hoàn thành một vòng quanh Mặt Trời. Xem chuyển động này gần đúng là chuyển động tròn và khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời khoảng 1,5.10$^{11}$ m.

  • A. 0 km/h
  • B. 5,4.10$^{4}$ km/h
  • C. 11.10$^{4}$ km/h
  • D. 11.10$^{7}$ km/h

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác