Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 3 Đơn vị và sai số trong vật lí (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 3 Đơn vị và sai số trong vật lí - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Chọn đáp án đúng. Thứ nguyên của một đại lượng là:
- A. quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng đó vào các đơn vị cơ bản.
- B. công thức xác định sự phụ thuộc của đơn vị một đại lượng nào đó vào các đơn vị cơ bản.
- C. là đơn vị của đại lượng ấy trong hệ SI.
D. cả A và B đều đúng.
Câu 2: Sai số tỉ đối của phép đo được tính bằng công thức
- A. $\delta =\frac{2\Delta A}{\bar{A}}.100$%
- B. $\delta =\frac{\bar{A}}{\Delta A}.100$%
C. $\delta =\frac{\Delta A}{\bar{A}}.100$%
- D. $\delta =\frac{\bar{A}}{2\Delta A}.100$%
Câu 3: Đơn vị nào sau đây thuộc hệ SI?
- A. kilogam (kg).
- B. giây (s).
- C. mét (m)
D. Cả A, B và C.
Câu 4: Chọn đáp án đúng
- A. Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
- B. Sai số tương đối cho biết mức độ chính xác của phép đo, được xác định bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
- C. Công thức sai số tương đối là $\delta x=\frac{\Delta x}{x}$.100%
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 5: Kết quả sai số tuyệt đối của một phép đo là 1,02. Số chữ số có nghĩa là:
A. 3
- B. 2
- C. 4
- D. 1
Câu 6: Có mấy cách để đo các đại lượng vật lí?
- A. 1
B. 2
- C. 3
- D. 4
Câu 7: Sai số ngẫu nhiên tuyệt đối của từng lần đo là trị tuyệt đối
- A. của thương số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp.
B. của hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp.
- C. của tích số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo của phép đo trực tiếp.
- D. căn bậc 2 của hiệu số giữa giá trị trung bình các lần đo và giá trị của mỗi lần đo.
Câu 8: Chọn câu đúng. Phép đo trực tiếp là:
- A. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.
- B. phép so sánh đại lượng vật lí cần đo với đại lượng cùng loại trực tiếp thông qua dụng cụ đo.
- C. phép đo mà giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng đo trực tiếp.
D. cả A và B.
Câu 9: Đáp án nào sau đây gồm có một đơn vị cơ bản và một đơn vị dẫn xuất?
- A. Mét, kilogam.
B. Niuton, mol.
- C. Paxcan, jun.
- D. Candela, kenvin.
Câu 10: Sử dụng dụng cụ đo để đọc kết quả là:
A. Phép đo trực tiếp
- B. Phép đo gián tiếp
- C. Phép đo đồ thị
- D. Phép đo thực nghiệm
Câu 11: Chọn đáp án đúng?
- A. Sai số hệ thống là sai số có tính qui luật và được lặp lại ở tất cả các lần đo làm cho giá trị đo tăng hoặc giảm một lượng nhất định só với giá trị thực.
- B. Sai số ngẫu nhiên là sai số xuất phát từ sai sót, phản xạ của người làm thí nghiệm hoặc từ những yếu tố ngẫu nhiên bên ngoài, thường có nguyên nhân không rõ ràng và dẫn đến sự phân tán của các kết quả đo xung quanh một giá trị trung bình.
- C. Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo, ngoài ra sai số hệ thống còn xuất phát từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 12: Sai số tuyết đối của phép đo là
- A. tích của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
- B. thương của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
C. tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
- D. căn bậc hai tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ.
Câu 13: Trong hệ SI đơn vị đo thời gian là?
A. giây (s).
- B. giờ (h).
- C. phút (min ).
- D. một trong ba đơn vị giây (s),giờ (h), hoặc phút (min ).
Câu 14: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành các câu sau:
- Các số hạng trong phép cộng (hoặc trừ) phải có cùng (1) … và nên chuyển về cùng (2) …
- (3) … của một biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.
- A. (1) đơn vị; (2) thứ nguyên; (3) Đại lượng.
- B. (1) thứ nguyên; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
- C. (1) đơn vị; (2) đại lượng; (3) Hai vế.
D. (1) thứ nguyên; (2) đơn vị; (3) Hai vế.
Câu 15: Cách ghi kết quả đo của một đại lượng vật lí
A. $x=\bar{x}\pm \Delta x$
- B. $x=\frac{x_{1}+x_{2}+...+x_{3}}{n}$
- C. $x=\frac{\Delta x}{x}$
- D. $x= \Delta x.\bar{x}$
Câu 16: Chọn câu sai?
- A. Đo trực tiếp một đại lượng bằng dụng cụ đo, kết quả được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo được gọi là phép đo trực tiếp.
- B. Đo một đại lượng không trực tiếp mà thông qua công thức liên hệ với các đại lượng có thể đo trực tiếp gọi là phép đo gián tiếp.
- C. Khi sử dụng dụng cụ đo để đo các đại lượng vật lí luôn có sự sai lệch do đặc điểm và cấu tạo của dụng cụ gây ra gọi là sai số dụng cụ.
D. Khi lặp lại các các phép đo, ta nhận được các giá trị khác nhau, sự sai lệch này không có nguyên nhân rõ ràng gọi là sai số dụng cụ.
Câu 17: Một vật có khối lượng m và thể tích V, có khối lượng riêng $\rho $ được xác định bằng công thức $\rho =\frac{m}{V}$. Biết sai số tương đối của m và V lần lượt là 12% và 5%. Hãy xác định sai số tương đối của $\rho $.
- A. 5%
- B. 7%
- C. 12%
D. 17%
Câu 18: Giá trị nào sau đây có 2 chữ số có nghĩa (CSCN)?
- A. 201 m.
- B. 0,02 m.
- C. 20 m.
D. 210 m.
Câu 19: Sai số hệ thống là
- A. kết quả của những thay đổi trong các lần đo do các điều kiện thay đổi ngẫu nhiên (thời tiết, độ ẩm, thiết bị, …) gây ra.
- B. sai số do con người tính toán sai.
C. sai số có giá trị không đổi trong các lần đo, được tiến hành bằng cùng dụng cụ và phương pháp đo.
- D. tỉ số tính ra phần trăm của sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo.
Câu 20: Kết quả của phép đo là $v=3,41\pm 0,12(m/s)$. Sai số tỉ đối của phép đo là
- A. 3,51%
B. 3,52%
- C. 3,53%
- D. 3,54%
Câu 21: Một bánh xe có bán kính là R = 10,0 ± 0,5 cm. Sai số tương đối của chu vi bánh xe là:
- A. 0,05%.
B. 5%.
- C. 10%.
- D. 25%.
Câu 22: Chọn đáp án có từ/ cụm từ thích hợp để hoàn thành bảng sau:
Đơn vị | Kí hiệu | Đại lượng |
kelvin | (1) | (2) |
ampe | A | (3) |
candela | Cd | (4) |
- A. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.
B. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.
- C. (1) K; (2) Nhiệt độ; (3) Cường độ dòng điện; (4) Lượng chất.
- D. (1) K; (2) Khối lượng; (3) Cường độ dòng điện; (4) Cường độ ánh sáng.
Câu 23: Để xác định thời gian đi của bạn A trong quang đường 100m, người ta sử dụng đồng hồ bấm giây, ta có bảng số liệu dưới đây:
Lần đo | 1 | 2 | 3 |
Thời gian | 35,20 | 36,15 | 35,75 |
Coi tốc độ đi không đổi trong suốt quá trình chuyển động, sai số trong phép đo này là bao nhiêu?
- A. 0,30 s
- B. 0,31 s
- C. 0,32 s
D. 0,33 s
Câu 24: Đo chiều dày của một cuốn sách, được kết quả: 2,3 cm; 2,4 cm; 2,5 cm; 2,4 cm. Tính giá trị trung bình chiều dày cuốn sách. Sai số tuyệt đối trung bình của phép đo này là bao nhiêu?
A. 0,05
- B. 0,04
- C. 0,03
- D. 0,02
Câu 25: Dùng một thước đo có chia độ đến milimét đo 5 lần khoảng cách d giữa hai điểm A và B đều cho cùng một giá trị 1,245m. Lấy sai số dụng cụ đo là một độ chia nhỏ nhất. Kết quả đo được viết:
- A. d = (1245 ± 2) mm
B. d = (1,245 ± 0,001) m
- C. d = (1245 ± 3) mm
- D. d = (1,245 ± 0,0005) m
Xem toàn bộ: Giải bài 3 Đơn vị và sai số trong vật lí
Bình luận