Lý thuyết trọng tâm vật lí 10 chân trời bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí

Tổng hợp kiến thức trọng tâm vật lí 10 chân trời sáng tạo bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí. Tài liệu nhằm củng cố, ôn tập lại nội dung kiến thức bài học cho học sinh dễ nhớ, dễ ôn luyện. Kéo xuống để tham khảo

1. ĐƠN VỊ VÀ THỨ NGUYÊN TRONG VẬT LÍ

1.1. Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất.

Hệ đơn vị là tập hợp của đơn vị.

1. 1 Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất.

1. 1 Hệ đơn vị SI, đơn vị cơ bản, đơn vị dẫn xuất.

  • Các đơn vị cơ bản trong hệ SI ở bảng 3.1 chưa thực sự đầy đủ để biểu diễn cho tất cả các đại lượng vật lí, nó chưa đề cập đến những đơn vị của đại lượng tốc độ, thể tích, diện tích…. 
  • Ngoài 7 đơn vị cơ bản được nêu ở trong bảng 3.1 thì những đơn vị còn lại như đơn vị của tốc độ, thể tích…. sẽ được gọi là đơn vị dẫn xuất. Mọi đơn vị dẫn xuất đều có thể phân tích thành đơn vị cơ bản. 

1.2. Thứ nguyên

  • Thứ nguyên của một đại lượng là quy luật nêu lên sự phụ thuộc của đơn vị đo đại lượng vào các đơn vị cơ bản. 
  • Cách biểu diễn thứ nguyên của đại lượng X: được biểu diễn dưới dạng [X].

1.2. Thứ nguyên

=> Một đại lượng vật lí có thể được biểu diễn bằng nhiều đơn vị khác nhau nhưng chỉ có một thứ nguyên duy nhất. Một số đại lượng vật lí khác nhau có thể có cùng thứ nguyên. 

*Lưu ý: Trong các biểu thức vật lí: 

  • Các số hạng trong phép cộng hoặc trừ phải có cùng thứ nguyên
  • Hai vế của biểu thức vật lí phải có cùng thứ nguyên.

1.3. Vận dụng mối liên hệ giữa đơn vị dẫn xuất với 7 đơn vị cơ bản trong hệ SI. 

Từ công thức $F= -k. v^{2}$. Thứ nguyên ở vế trái theo đề là $M.L. T^{-2}$, thứ nguyên của $v$ là $L. T^{-1}$

=>Từ công thức $F= -k. v^{2}$ ta suy ra: $k=-\frac{F}{v^{2}} $( dấu – thể hiện ngược chiều chuyển động)

Vậy thứ nguyên của k là: $\frac{M.L.T^{-2}}{L^{2}.T^{-2}}= M. L^{-1}$

Đơn vị của k trong hệ SI là kg. m^{-1} Hoặc kg/m.

2. CÁC PHÉP ĐO TRONG VẬT LÍ

2.1. Các phép đo trong vật lí.

  • Phép đo các đại lượng vật lí là phép so sánh chúng với các đại lượng cùng loại được quy ước làm đơn vị.
  • Phép đo trực tiếp: Giá trị của đại lượng cần đo được đọc trực tiếp trên dụng cụ đo.
  • Phép đo gián tiếp: Giá trị của đại lượng cần đo được xác định thông qua các đại lượng được đo trực tiếp. 

2.2. Các loại sai số của phép đo.

Các nguyên nhân gây ra sai số là:

a) Vật cần đo không được đặt song song với thước và không được đặt tại điểm 0 của thước.

b) Góc nhìn sai.

c) Không căn chỉnh dụng cụ đo về số 0 trước khi đo.

Khái niệm: Sai số phép đo là sự chênh lệch giữa giá trị thật và giá trị đo được trong quá trình thực hiện phép đo. 

*Sai số hệ thống: 

  • Nguyên nhân: Sai số hệ thống thường xuất phát từ dụng cụ đo, từ độ chia nhỏ nhất của dụng cụ đo. Đối với một số dụng cụ, sai số này thường được xác định bằng một nửa độ chia nhỏ nhất. 
  • Cách hạn chế: thường xuyên hiệu chỉnh dụng cụ đo, sử dụng thiết bị đo có độ chính xác cao. 

*Sai số ngẫu nhiên:

  • Nguyên nhân: Nguyên nhân không rõ ràng. Có thể do kĩ năng của người thực hiện phép đo, góc nhìn bị hạn hẹp, do gió làm xê dịch dụng cụ,…
  • Cách khắc phục: Thực hiện phép đo nhiều lần và lấy giá trị trung bình để hạn chế sự phân tán của số liệu đo.

2.3. Cách biểu diễn phép đo. Cách xác định sai số trong phép đo gián tiếp.

a. Cách biểu diễn phép đo

  • Giá trị trung bình sẽ được tính theo công thức sau:

             $\bar{x}=\frac{x_1+x_2+...+x_n}{n}$ (3.1)

  • Lúc đó, giá trị x của một đại lượng vật lí thường được ghi dưới dạng : 

              $x=\bar{x}+\Delta x$(3.2) 

Với $\Delta x$ là sai số tuyệt đối và được xác định: $\Delta x_i=|\bar{x}-x_i|$, trong đó $x_i$ là giá trị đo lần thứ i.

  • Sai số tuyệt đối trung bình của n lần đo được xác định theo công thức: 

$\Delta \bar{x}=\frac{\Delta x_1+\Delta x_2+...+\Delta x_n}{n}$

  • Sai số tuyệt đối của phép đo cho biết phạm vi biến thiên của giá trị đo được và bằng tổng của sai số ngẫu nhiên và sai số dụng cụ. 

$\Delta x=\Delta \bar{x}+\Delta x_{dc}$

  • Sai số tương đối được xác đinh bằng tỉ số giữa sai số tuyệt đối và giá trị trung bình của đại lượng cần đo. Nó cho biết mức độ chính xác của phép đo. 

                   $\delta =\frac{\Delta x}{\bar{x}}$.100%.

b. Cách xác định sai số trong phép đo gián tiếp.

  • Sai số tuyệt đối của một tổng hay một hiệu bằng tổng sai số tuyệt đối của các số hạng.
  • Sai số tương đối của một tích hay một thương bằng tổng sai số tương đối của các thừa số.
  • Lưu ý: $\sqrt[m]{x}=^{\frac{1}{n}}$

Các chữ số có nghĩa là các chữ số khác 0, chữ số 0 nằm giữa các chữ số khác 0 hoặc nằm bên phải của dấu thập phân và một chữ số khác 0.

 

Nội dung quan tâm khác

Từ khóa tìm kiếm: Tóm tắt kiến thức vật lí 10 CTST bài 3 Đơn vị và sai số trong vật lí, kiến thức trọng tâm vật lí 10 chân trời bài 3: Đơn vị và sai số trong vật lí, Ôn tập vật lí 10 chân trời bài Đơn vị và sai số trong vật lí

Bình luận

Giải bài tập những môn khác