Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 21 Động lực học của chuyển động tròn đều. Lực hướng tâm (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 21 Động lực học của chuyển động tròn đều. Lực hướng tâm - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Một vật khối lượng m đặt trên đĩa quay đều với vận tốc góc w. Vật đã vạch nên đường tròn bán kính R. Vật đã chuyển động tròn đều nên lực đóng vai trò lực hướng tâm là:
- A. Trọng lực.
- B. Phản lực của đĩa.
- C. Lực ma sát nghỉ.
D. Hợp lực của 3 lực trên.
Câu 2: Một vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất thì lực nào đóng vai trò lực hướng tâm.
A. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và vệ tinh.
- B. Lực cản của không khí.
- C. Lực đẩy Acsimet của không khí.
- D. Lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trăng.
Câu 3: Chọn phát biểu sai.
- A. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất do lực hấp dẫn đóng vai trò lực hướng tâm.
B.Xe chuyển động vào một đoạn đường cong (khúc cua có mặt đường nghiêng), lực đóng vai trò hướng tâm luôn là lực ma sát.
- C. Xe chuyển động đều trên đỉnh một cầu võng, hợp lực của trọng lực và phản lực vuông góc đóng vai trò lực hướng tâm.
- D. Vật nằm yên đối với mặt bàn nằm ngang đang quay đều quanh trục thẳng đứng thì lực ma sát nghỉ đóng vai trò lực hướng tâm.
Câu 4: Một vật đang chuyển động tròn đều dưới tác dụng của lực hướng tâm F. Nếu tăng bán kính quỹ đạo gấp hai lần so với trước và đồng thời giảm tốc độ còn một nửa thì so với ban đầu, lực hướng tâm
A. giảm 8 lần.
- B. giảm 4 lần.
- C. giảm 2 lần.
- D. không thay đổi.
Câu 5: Ở những đoạn đường vòng, mặt đường được nâng lên một bên. Việc làm này nhằm mục đích
- A. tăng lực ma sát.
- B. giới hạn vận tốc của xe.
C. tạo lực hướng tâm nhờ phản lực của đường.
- D. giảm lực ma sát.
Câu 6: Một vật khối lượng m đang chuyển động tròn đều trên một quỹ đạo bán kính r với tốc độ góc ω. Lực hướng tâm tác dụng vào vật là:
A. $F_{ht}=m\omega ^{2}r$
- B. $F_{ht}=\frac{mr}{\omega }$
- C. $F_{ht}=r\omega ^{2}$
- D. $F_{ht}=m\omega ^{2}$
Câu 7: Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời có thể xem như là chuyển động tròn đều vì
- A. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn đáng kể.
- B. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời có độ lớn rất nhỏ.
C. lực hấp dẫn giữa Trái Đất và Mặt Trời là lực hướng tâm, có độ lớn không đổi.
- D. vectơ vận tốc của Trái Đất luôn không đổi.
Câu 8: Lực hướng tâm trong chuyển động tròn đều bán kính r, có đặc điểm
- A. tiếp tuyến với quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m.\frac{v^{2}}{r}$.
- B. hướng vào tâm quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m.v^{2}.r$
- C. tiếp tuyến với quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m.\frac{\omega ^{2}}{r}$
D. hướng vào tâm quỹ đạo, có độ lớn xác định bởi công thức $F=m.\frac{v^{2}}{r}$.
Câu 9: Chọn đáp án đúng. Lực hướng tâm
- A. có phương dọc theo bán kính, chiều hướng vào tâm quỹ đạo
- B. có độ lớn không đổi bằng $F_{ht}=m.a_{ht}=m.\frac{v^{2}}{R}=m.\omega ^{2}.R$
- C. là lực giữ cho vật chuyển động tròn đều
D. Cả ba đáp án trên đều đúng
Câu 10: Một tài xế điều khiển một ôtô có khối lượng 1000 kg chuyển động quanh vòng tròn có bán kính 100 m nằm trên một mặt phẳng nằm ngang với vận tốc có độ lớn là 10 m/s. Lực ma sát nghỉ cực đại giữa lốp xe và mặt đường là 900 N. Ôtô sẽ:
- A. trượt vào phía trong của vòng tròn.
B. trượt ra khỏi đường tròn.
- C. chạy chậm lại vì tác dụng của lực li tâm.
- D. Chưa đủ cơ sở để kết luận
Câu 11: Gia tốc của chuyển dộng tròn đều là một đại lượng vectơ
- A. Luôn cùng hướng với vectơ vận tốc
B. Luôn hướng về tâm quỹ đạo chuyển động
- C. Luôn tiếp tuyến với quỹ đạo chuyển động
- D. Ngược hướng với vectơ vận tốc
Câu 12: Một vật nhỏ khối lượng 250 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,2 m. Biết trong 1 phút vật quay được 120 vòng. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
A. 47,3 N.
- B. 3,8 N.
- C. 4,5 N.
- D. 46,4 N.
Câu 13: Một chiếc xe đạp chạy với tốc độ 40 km/h trên một vòng đua có bán kính 100 m. Độ lớn gia tốc hướng tâm của xe bằng
- A. 0,11 m/s$^{2}$.
- B. 0,4m/s$^{2}$.
C. 1,23 m/s$^{2}$.
- D. 16 m/s$^{2}$.
Câu 14: Cho bán kính Trái Đất khoảng 6,37.10$^{6}$ m và gia tốc trọng trường ở gần bề mặt Trái Đất là 9,8 m/s$^{2}$. Một vệ tinh chuyển động tròn đều gần bề mặt Trái Đất phải có tốc độ bằng bao nhiêu để không rơi xuống mặt đất.
- A. 88,9 m/s
- B. 2,5.10$^{3}$ m/s
C. 7,9.10$^{3}$ m/s
- D. 6,2.10$^{7}$ m/s
Câu 15: Một vật nặng có khối lượng 4 kg được buộc vào đầu một sợi dây dài L = 1,2 m. Người ta dùng một máy cơ để quay đầu còn lại của dây sao cho vật nặng chuyển động tròn đều. Biết lực căng tối đa để dây không đứt có giá trị bằng 300 N. Để dây không đứt, vật được phép quay với tốc độ tối đa là:
- A. 7,91 vòng/s.
B. 1,26 vòng/s.
- C. 2,52 vòng/s.
- D. 1,58 vòng/s.
Câu 16: Một người buộc một hòn đá khối lượng 400 g vào đầu một sợi dây rồi quay trong mặt phẳng thẳng đứng. Hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 50 cm với tốc độ góc không đổi 8 rad/s. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Lực căng của sợi dây ở điểm thấp nhất của quỹ đạo là
- A. 8,4 N.
- B. 33,6 N.
C. 16,8 N.
- D. 15,6 N.
Câu 17: Một vật nhỏ khối lượng 150 g chuyển động tròn đều trên quỹ đạo bán kính 1,5 m với tốc độ 2 m/s. Độ lớn lực hướng tâm gây ra chuyển động tròn của vật là
- A. 0,13 N.
- B. 0,2 N.
- C. 1,0 N.
D. 0,4 N.
Câu 18: Một vật đặt trên một cái bàn quay, nếu hệ số ma sát giữa vật và mặt bàn là 0,25 và vận tốc góc của mặt bàn là 3 rad/s thì phải đặt vật trên mặt bàn, trong phạm vi một hình tròn có tâm nằm trên trục quay, bán kính bao nhiêu để nó không bị trượt đi.
A. 0,277 m.
- B. 1 m.
- C. 2 m.
- D. 2,5 m.
Câu 19: Một vệ tinh nhân tạo có khối lượng 100 kg, được phóng lên quỹ đạo quanh Trái Đất ở độ cao 153 km. Chu kì của vệ tinh là 5.10$^{3}$ s và bán kính của Trái Đất là R = 6400 km. Tính lực hướng tâm tác dụng lên vệ tinh?
A. 1035 N.
- B. 1500 N.
- C. 2000 N.
- D. 1600 N.
Câu 20: Một xe đua chạy quanh một đường tròn nằm ngang, bán kính 250 m. Vận tốc xe không đổi có độ lớn là 50 m/s. Khối lượng xe là 2.10$^{3}$ kg. Độ lớn của lực hướng tâm của chiếc xe là:
- A. 2.10$^{3}$ N.
- B. 4.10$^{2}$ N.
- C. 4.10$^{3}$ N.
D. 2.10$^{4}$ N.
Câu 21: Để một vật có khối lượng bằng 12 kg chuyển động tròn đều trên quỹ đạo có bán kính 0,4 m với tốc độ 8 m/s thì lực hướng tâm phải có độ lớn gần nhất với giá trị nào sau đây?
- A. 3,8.10$^{3}$ N.
- B. 9,6.10$^{2}$ N.
C. 1,9.10$^{3}$ N.
- D. 3,8.10$^{2}$ N.
Câu 22: Một vật nặng có khối lượng bằng 5 kg được buộc vào một dây dài 0,8 m và thả cho chuyển động trong mặt phẳng thẳng đứng như hình vẽ. Khi qua vị trí cân bằng O, vật có tốc độ 2,8 m/s. Tính gia tốc hướng tâm và lực căng dây khi vật đi qua vị trí cân bằng O. Lấy g = 9,8 m/s$^{2}$.
- A. 9,8 N
- B. 49 N
C. 98 N
- D. 196 N
Câu 23: Một người buộc một hòn đá vào đầu một sợi dây và quay dây sao cho vật chuyển động tròn đều trong mặt phẳng nằm ngang, sợi dây lệch so với phương thẳng đứng một góc nhọn. Muốn hòn đá chuyển động trên đường tròn bán kính 3 m với tốc độ 2 m/s thì người ấy phải giữ dây với một lực bằng 10 N. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Khối lượng của hòn đá bằng
A. 0,99 kg.
- B. 0,92 kg.
- C. 2,58 kg.
- D. 1,53 kg.
Câu 24: Một vệ tinh có khối lượng 600 kg đang bay trên quỹ đạo tròn quanh Trái Đất ở độ cao bằng bán kính Trái Đất. Biết bán kính Trái Đất là 6400 km. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Lực hấp dẫn tác dụng lên vệ tinh là
- A. 1700 N.
- B. 1600 N.
C. 1500 N.
- D. 1800 N.
Câu 25: Một ô tô có khối lượng 4 tấn chuyển động qua một chiếc cầu lồi có bán kính cong 100 m với tốc độ 72 km/h. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Áp lực của ô tô nén lên cầu khi nó đi qua điểm cao nhất (giữa cầu) là
- A. 36000 N.
- B. 48000 N.
- C. 40000 N.
D. 24000 N.
Bình luận