Trắc nghiệm Vật lí 10 Chân trời bài 19 Các loại va chạm (P2)
Bài trắc nghiệm có đáp án. Câu hỏi và bài tập trắc nghiệm Vật lí 10 bài 19 Các loại va chạm - sách chân trời sáng tạo. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để biết bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.
Câu 1: Cho hai vật va chạm trực diện với nhau, sau va chạm, hai vật dính liền thành một khối và chuyển động với cùng vận tốc. Động năng của hệ ngay trước và sau va chạm lần lượt là Wđ và W'đ. Biểu thức nào dưới đây là đúng?
- A. W$_{đ}$ = W'$_{đ}$.
- B. W$_{đ}$ < W'$_{đ}$.
C. W$_{đ}$ > W'$_{đ}$.
- D. W$_{đ}$ = 2W'$_{đ}$.
Câu 2: Trong điều kiện nào dưới đây, hai vật chuyển động đến va chạm đàn hồi với nhau và đứng yên sau va chạm?
- A. Hai vật có khối lượng và vận tốc được chọn một cách thích hợp đến va chạm với nhau.
- B. Một vật khối lượng rất nhỏ đang chuyển động va chạm với một vật có khối lượng rất lớn đang đứng yên.
- C. Hai vật có khối lượng bằng nhau, chuyển động ngược chiều nhau với cùng một vận tốc.
D. Không thể xảy ra hiện tượng trên.
Câu 3: Túi khí trong ô tô có tác dụng gì?
- A. Trang trí.
- B. Cung cấp khí cho người trong ô tô.
C. Bảo vệ con người trong trường hợp xe xảy ra va chạm.
- D. Cung cấp khí cho các bánh xe.
Câu 4: Trong va chạm đàn hồi, tổng động năng của các vật thay đổi như thế nào?
- A. Tăng lên.
- B. Giảm đi.
C. Không thay đổi.
- D. Ban đầu tăng sau đó giảm.
Câu 5: Va chạm đàn hồi và va chạm mềm khác nhau ở điểm nào sau đây?
- A. Hệ va chạm đàn hồi có động lượng bảo toàn còn va chạm mềm thì động lượng không bảo toàn.
B. Hệ va chạm đàn hồi có động năng không thay đổi còn va chạm mềm thì động năng thay đổi.
- C. Hệ va chạm mềm có động năng không thay đổi còn va chạm đàn hồi thì động năng thay đổi.
- D. Hệ va chạm mềm có động lượng bảo toàn còn va chạm đàn hồi thì động lượng không bảo toàn.
Câu 6: Khẳng định nào sau đây là không đúng trong trường hợp hai vật cô lập va chạm mềm với nhau?
- A. Năng lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
B. Cơ năng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
- C. Động lượng của hệ trước và sau va chạm được bảo toàn.
- D. Trong quá trình va chạm, hai vật chịu lực tác dụng như nhau về độ lớn.
Câu 7: Chọn đáp án đúng. Va chạm đàn hồi
- A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
- C. động năng của hệ sau va chạm nhỏ hơn động năng của hệ trước va chạm.
- D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.
Câu 8: Chọn đáp án đúng. Va chạm mềm
- A. xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng vận tốc sau va chạm.
B. là va chạm trong đó vật xuất hiện biến dạng đàn hồi trong khoảng thời gian va chạm, sau va chạm vật lấy lại hình dạng ban đầu và tiếp tục chuyển động tách rời nhau.
- C. động năng của hệ sau va chạm bằng động năng của hệ trước va chạm.
- D. tổng động lượng của hệ trước và chạm nhỏ hơn tổng động lượng của hệ sau va chạm.
Câu 9: Chọn từ/ cụm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong đoạn dưới đây:
Va chạm mềm (còn gọi là va chạm (1) … ) xảy ra khi hai vật dính vào nhau và chuyển động với cùng (2) … sau va chạm. Động năng của hệ sau va chạm (3) … động năng của hệ trước va chạm.
- A. (1) đàn hồi; (2) vận tốc; (3) bằng.
- B. (1) đàn hồi; (2) tốc độ; (3) lớn hơn.
C. (1) không đàn hồi; (2) vận tốc; (3) nhỏ hơn.
- D. (1) không đàn hồi; (2) tốc độ; (3) bằng.
Câu 10: Hai vật nhỏ có khối lượng khác nhau ban đầu ở trạng thái nghỉ. Sau đó, hai vật đồng thời chịu tác dụng của ngoại lực không đổi có độ lớn như nhau và bắt đầu chuyển động. Sau cùng một khoảng thời gian, điều nào sau đây là đúng?
- A. Động năng của hai vật như nhau.
- B. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng lớn hơn.
C. Vật có khối lượng lớn hơn có động năng nhỏ hơn.
- D. Không đủ dữ kiện để so sánh.
Câu 11: Vật 1 khối lượng m đang chuyển động với tốc độ v0 đến va chạm đàn hồi với vật 2 có cùng khối lượng và đang đứng yên. Nếu khối lượng vật 2 tăng lên gấp đôi thì động năng của hệ sau va chạm
A. không đổi.
- B. tăng 2 lần.
- C. giảm 1,5 lần.
- D. tăng 1,5 lần.
Câu 12: Một búa máy có khối lượng m1 = 1000 kg rơi từ độ cao 3,2 m vào một cái cọc có khối lượng m2 = 100 kg. Va chạm là mềm. Lấy g = 10 m/s$^{2}$. Tính tỉ số (tính ra phần trăm) giữa nhiệt tỏa ra và động năng của búa.
A. 8,4%.
- B. 7,3 %.
- C. 6 %.
- D. 3 %.
Câu 13: Một người có khối lượng 50 kg nhảy ngang với vận tốc 2 m/s lên một chiếc thuyền trôi dọc theo bờ sông với vận tốc 1 m/s. Biết khối lượng của thuyền là 173,2 kg. Tìm độ lớn vận tốc của thuyền khi người đã nhảy vào thuyền.
A. 0,896 m/s.
- B. 0,875 m/s.
- C. 0,4 m/s.
- D. 0,5 m/s.
Câu 14: Một vật có khối lượng 2 kg rơi tự do xuống đất trong khoảng thời gian 0,5 s. Độ biến thiên động lượng của vật trong khoảng thời gian đó là bao nhiêu? Cho g = 10 m/s$^{2}$.
- A. 5,0 kg.m/s.
B. 10 kg.m/s.
- C. 4,9 kg.m/s.
- D. 0,5 kg.m/s.
Câu 15: Một vật có khối lượng m chuyển động với vận tốc 3 m/s đến va chạm vứi một vật có khối lượng 2m đang đứng yên. Coi va chạm giữa hai vật là mềm. Sau va chạm, hai vật dính nhau và chuyển động với cùng vận tốc?
- A. 2 m/s.
B. 1 m/s.
- C. 3 m/s.
- D. 4 m/s.
Câu 16: Một người có khối lượng m1 = 50 kg đang chạy với vận tốc v1 = 3 kg thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2 = 150 kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với v2 = 2 m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động cùng chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
- A. 2,5 m/s.
- B. 3 m/s.
C. 2,25 m/s.
- D. 5 m/s.
Câu 17: Một người có khối lượng m1 = 50 kg đang chạy với vận tốc v1 = 3 kg thì nhảy lên một toa xe khối lượng m2 = 150 kg chạy trên đường ray nằm ngang song song ngang qua người đó với v2 = 2 m/s. Tính vận tốc của toa xe sau khi người đó nhảy lên nếu ban đầu toa xe và người chuyển động cùng chiều. Chọn chiều dương là chiều chuyển động của xe.
A. 0,75 m/s.
- B. 2,25 m/s.
- C. 4 m/s.
- D. 5 m/s.
Câu 18: Đồ thị trong hình sau mô tả sự phụ thuộc của độ lớn lực F tác dụng lên một chất điểm theo thời gian. Biết chất điểm có khối lượng 1,5 kg và ban đầu ở trạng thái nghỉ. Xác định tốc độ của chất điểm tại thời điểm t = 5 s.
- A. 2 m/s
B. 5,33 m/s
- C. 6,5 m/s
- D. 8 m/s
Câu 19: Viên bi A có khối lượng m1 = 60 g chuyển động với vận tốc v1 = 5 m/s va chạm vào viên bi B có khối lượng m2 = 40 g chuyển động ngược chiều có vận tốc $\vec{v_{2}}$. Sau va chạm, hai viên bi đứng yên. Độ lớn vận tốc viên bi B là:
- A. ν2 = $\frac{10}{3}$ (m/s)
B. ν2 = 7,5 (m/s)
- C. ν2 = $\frac{25}{3}$ (m/s)
- D. ν2 = 12,5 (m/s)
Câu 20: Một viên đạn pháo đang bay ngang với vận tốc 300 (m/s) thì nổ và vỡ thành hai mảnh có khối lượng lần lượt là 15 kg và 5 kg. Mảnh to bay theo phương thẳng đứng xuống dưới với vận tốc 400$\sqrt{3}$ (m/s). Hỏi mảnh nhỏ bay theo phương nào với vận tốc bao nhiêu? Bỏ qua sức cản không khí.
- A. 3400 m/s; α = 20$^{o}$.
B. 2400 m/s; α = 30$^{o}$.
- C. 1400 m/s; α = 10$^{o}$.
- D. 5400 m/s; α = 20$^{o}$.
Câu 21: Một ô tô con khối lượng 1,2 tấn đang chuyển động với tốc độ 25 m/s thì va chạm vào đuôi của một xe tải khối lượng 9 tấn đang chạy cùng chiều với tốc độ 20 m/s (hình vẽ). Sau va chạm, ô tô con vẫn chuyển động theo hướng cũ với tốc độ 18 m/s. Xác định tốc độ của xe tải ngay sau va chạm.
- A. 16,67 m/s
- B. 18 m/s
C. 20,93 m/s
- D. 25 m/s
Xem toàn bộ: Giải bài 19 Các loại va chạm
Bình luận