Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Tin học 10 kết nối tri thức học kì 1 (Phần 3)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Tin học 10 kết nối tri thức ôn tập học kì 1 (Phần 3) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1: Quá trình xử lí thông tin gồm các bước nào?

  • A. Tiếp nhận dữ liệu, xử lí dữ liệu, đưa ra kết quả.
  • B. Tiếp nhận thông tin, xử lí thông tin, đưa ra kết quả.
  • C. Tiếp nhận thông tin, chuyển thành dữ liệu, tính toán dữ liệu, đưa ra kết quả.
  • D. Cả ba đáp án đều sai.

Câu 2: Quốc hội đã ban hành một số điều luật Công nghệ thông tin có hiệu lực từ năm nào?

  • A. 12/12/2005.
  • B. 01/2007.
  • C. 12/2005.
  • D. 1/03/2006.

Câu 3: Bảng mã ASCII mở rộng sử dụng mấy bit để biểu diễn 1 ký tự?

  • A. 8.
  • B. 16.
  • C. 32.
  • D. 256.

Câu 4: Dãy bit nào dưới đây là biểu diễn nhị phân của số “3” trong hệ thập phân?

  • A. 11.
  • B. 101.
  • C. 001.
  • D. 01.

Câu 5: Trong một biểu thức lôgic, phép nào được thực hiện trước tiên?

  • A. Phép tuyển.
  • B. Phép hợp.
  • C. Các phép toán trong dấu ngoặc.
  • D. Đồng thời tất cả.

Câu 6: Ảnh màu thông dụng có độ sâu màu là bao nhiêu bit?

  • A. 12.
  • B. 24.
  • C. 30.
  • D. 28.

Câu 7: Trong bảng mã UNICODE, mỗi kí tự Tiếng Việt theo UTF-8 được biểu diễn bởi bao nhiêu byte?

  • A. 1 byte.
  • B. 2 byte.
  • C. 4 byte.
  • D. từ 1 đến 3 byte.

Câu 8: Các thiết bị sau đây, thiết bị nào không phải là thiết bị mạng?

  • A. Vỉ mạng.
  • B. Hub.
  • C. Môdem.
  • D. Webcam.

Câu 9: Thảm họa Sâu WannaCry tống tiền bằng cách mã hóa toàn bộ thông tin có trên đĩa cứng và đòi tiền chuộc mới cho phần mềm hóa giải diễn ra vào năm nào?

  • A. 2016.
  • B. 2017.
  • C. 2018.
  • D. 2019.

Câu 10: Hơn 100 máy tính ở ba tầng liền nhau của một tòa nhà cao tầng, được nối với nhau bằng dây cáp mạng để chia sẻ dữ liệu và máy in. Các máy tính này dùng loại mạng nào?

  • A. Mạng có dây.
  • B. Mạng không dây.
  • C. Mạng WAN và mạng LAN.
  • D. Mạng LAN.

Câu 11: Luật Sở hữu trí tuệ bao gồm quyền thân nhân và quyền

  • A. Sở hữu.
  • B. Trí tuệ.
  • C. Tài sản.
  • D. Giá trị.

Câu 12: Một bản thiết kế đồ hoạ vectơ có đặc điểm ra sao?

  • A. Bị giới hạn bởi dung lượng tệp.
  • B. Có thể thêm các thành phần mới một cách dễ dàng.
  • C. Được sử dụng bởi các thợ chụp ảnh.
  • D. Chỉ mở được bằng Photoshop.

Câu 13: W, H là viết tắt của thuộc tính nào của hình chữ nhật?

  • A. Chiều rộng, chiều dài.
  • B. Bán kính.
  • C. Cung.
  • D. Góc của điểm đầu và điểm cuối.

Câu 14: Để vẽ đối tượng đường trong Inkscape ta phải trải qua bao nhiêu bước?

  • A. 1.
  • B. 2.
  • C. 3.
  • D. 4.

Câu 15: Để thay đổi chất lượng ảnh cần thay đổi giá trị số trong phần nào sau đây?

  • A. Page.
  • B. Selection.
  • C. Filename.
  • D. Image size.

Câu 16: Thế nào là chương trình dịch?

  • A. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc cao thành chương trình thực hiện được trên máy tính cụ thể.
  • B. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ lập trình bậc thấp thành ngôn ngữ bậc cao.
  • C. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ ngôn ngữ máy sang ngôn ngữ lập trình cụ thể.
  • D. Chương trình có chức năng chuyển đổi chương trình được viết bằng ngôn ngữ máy sang hợp ngữ.

Câu 17: Đâu là quy tắc đúng khi đặt tên biến cho Python?

  • A. Tên biến có thể bắt đầu bằng dấu gạch dưới “_”
  • B. Có thể sử dụng keyword làm tên biến
  • C. Tên biến có thể bắt đầu bằng một chữ số
  • D. Tên biến có thể có các kí hiệu @, #, %, &,…

Câu 18: Để tính diện tích đường tròn bán kính R, với pi = 3,14, biểu thức nào sau đây trong Python là đúng?

  • A. S:=R*R*pi.
  • B. S=R*R*pi.
  • C. S:=2(R)*pi.
  • D. S:=R2*pi.

Câu 19: Lệnh gán giá trị cho biến b nguyên nào sau đây là đúng?

  • A. b = 10.
  • B. B = 10.
  • C. b == 10.
  • D. b = ‘10’.

Câu 20: Đâu là khai báo biến x kiểu thực đúng?

  • A. x=5.
  • B. x =0.2.
  • C.  x:5.
  • D. x==5.

Câu 21: Phát biểu nào sau đây là đúng khi nói về cấu trúc chương trình trong Python?

  • A. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal hay C.
  • B. Python là ngôn ngữ thông dịch, chương trình dịch của Python dịch đến đâu thì thực hiện chương trình tới đó. Như vậy không có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo và phần thân chương trình như Pascal hay.
  • D. Python có quy định chặt chẽ phải có phần khai báo.

Câu 22: Chọn phát biểu đúng khi nói về môi trường lập trình Python?

  • A. Chế độ soạn thảo có dấu nhắc.
  • B. Ngoài chế độ gõ lệnh trực tiếp và soạn thảo còn có các chế độ khác
  • C. Chế độ gõ lệnh trực tiếp thích hợp cho việc tính toán và kiểm tra nhanh các lệnh
  • D. Chế độ gõ lệnh trực tiếp có con trỏ soạn thảo.

Câu 23: Mỗi ngôn ngữ lập trình thường có các thành phần cơ bản nào?

  • A. Bảng chữ cái, cú pháp.
  • B. Bảng chữ cái và ngữ nghĩa.
  • C. Bảng chữ cái, cú pháp và ngữ nghĩa.
  • D. Cú pháp và ngữ nghĩa.

Câu 24: Điều nào sau đây được sử dụng để xác định một khối mã trong ngôn ngữ Python?

  • A. Thụt lề.
  • B. Nháy “ ”.
  • C. Dấu ngoặc ( ).
  • D. Dấu ngoặc [ ].

Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về python?

  • A. Python là ngôn ngữ lập trình bậc cao.
  • B. Python có mã nguồn mở thu hút được nhiều nhà khoa học cùng phát triển.
  • C. Python có các lệnh phức tạp nên không phổ biến trong giáo dục.
  • D. Python có các câu lệnh khá gần ngôn ngữ tự nhiên.

Xem đáp án

Bình luận

Giải bài tập những môn khác