Tắt QC

Trắc nghiệm ôn tập Sinh học 12 chân trời sáng tạo học kì 2 (Phần 2)

Bộ câu hỏi và Trắc nghiệm Sinh học 12 chân trời sáng tạo ôn tập học kì 2 (Phần 2) có đáp án. Học sinh luyện tập bằng cách chọn đáp án của mình trong từng câu hỏi. Dưới cùng của bài trắc nghiệm, có phần xem kết quả để so sánh kết quả bài làm của mình. Kéo xuống dưới để bắt đầu.

TRẮC NGHIỆM

Câu 1. Thay thế gene gây bệnh trong cơ thể người bệnh bằng gene bình thường, sau đó nuôi cấy tế bào đã được thay thế gene rồi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân là phương pháp nào:

  • A. Liệu pháp gene.
  • B. Đột biến gene.
  • C. Đột biến nhiễm sắc thể.
  • D. Nuôi cấy tế bào.

Câu 2. Định hướng nào sau đây không phù hợp?

  • A. Áp dụng nguyên lí mức phản ứng để điều chỉnh kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt nhằm tăng năng suất.
  • B. Để tăng năng suất lúa gạo, cần tăng cường bổ sung phân bón vào đất trồng ở mức tối đa.
  • C. Sử dụng chế độ dinh dưỡng và chăm sóc y tế phù hợp với người có kiểu gene quy định kiểu hình bị bệnh chuyển hóa như PKU.
  • D. Các giống vật nuôi, cây trồng khác nhau cần được áp dụng kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt khác nhau.

Câu 3.  Theo lý thuyết, quá trình giảm phân bình thường ở cơ thể có kiểu gene AaXBY tạo ra tối đa:

  • A. 1 loại giao tử.
  • B. 2 loại giao tử.
  • C. 3 loại giao tử.
  • D. 4 loại giao tử.

Câu 4. Một quần thể có cấu trúc di truyền như sau:

0,2XAY : 0,3XaY : 0,2XAX: 0,2XAX: 0,1XaXa

Tần số tương đối của các allele A và a trong quần thể lần lượt là

  • A. 1/2 và 1/2.         
  • B. 8/15 và 7/15.               
  • C. 1/3 và 2/3.         
  • D. 7/15 và 8/15.

Câu 5. Theo lí thuyết, khi nói về sự di truyền các gene ở thú, phát biểu nào sau đây sai?

  • A. Các gene trong tế bào chất thường di truyền theo dòng mẹ.
  • B. Các gene trên cùng 1 NST thường di truyền cùng nhau tạo thành nhóm gene liên kết.
  • C. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST giới tính Y chỉ biểu hiện hiểu hình ở giới đực.
  • D. Các gene ở vùng không tương đồng trên NST X chỉ biểu hiện kiểu hình ở giới cái.

Câu 6. Phát biểu nào sau đây không phải là mục đích của lai hữu tính?

  • A. Tạo ưu thế lai.                                 
  • B. Tạo giống mới.
  • C. Tạo sinh vật biến đổi genee.            
  • D. Tạo dòng thuần.         

Câu 7. Người đầu tiên phát hiện ở cây hoa phấn (Mirabilis jalapa) có sự di truyền tế bào chất đó là

  • A. Morgan.
  • B. Mono và Jacob.
  • C. Mendel.
  • D. Correns.

Câu 8. Hệ gene là

  • A. toàn bộ trình tự các nucleotide trên DNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
  • B. toàn bộ trình tự các nucleotide trên RNA có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
  • C. toàn bộ trình tự các amino acid trên polypeptide có trong tế bào của cơ thể sinh vật.
  • D. toàn bộ trình tự các amino acid trên protein có trong tế bào của cơ thể sinh vật.

Câu 9. Giống bưởi nào sau đây được nhà nước công nhận và bảo hộ vô thời hạn vào năm 2006, đồng thời có 3 lần được vinh danh là “Thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam”?

  • A. Bưởi Đoan Hùng.                                      
  • B. Bưởi Tân Triều.
  • C. Bưởi Diễn.                                                 
  • D. Bưởi Phúc Trạch.

Câu 10. Di truyền học người là

  • A. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và tiến hóa ở người.
  • B. ngành khoa học nghiên cứu về sự biến dị và tiến hóa ở người.
  • C. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và biến dị ở người.
  • D. ngành khoa học nghiên cứu về sự di truyền và ứng dụng ở người.

Câu 11. Xét 3 gene A, B và D cùng nằm trên một nhiễm sắc thể. Khoảng cách giữa các gene được biểu diễn bằng sơ đồ sau:

A    8cM   B              24 cM              D

Thực hiện phép lai phân tích cá thể dị hợp tử về ba gene nêu trên ABd/abD. Các cá thể có kiểu gene có tần số cao nhất là các kiểu gene nào sau đây?

  • A. ABD/abd và abd/abd.
  • B. ABd/abd và abD/abd.
  • C. ABD/ABD và abd/abd.
  • D. ABd/ABd và abD/abD.

Câu 12. Giống lúa X khi trồng ở đồng bằng Bắc Bộ cho năng suất 8 tấn/ha, ở vùng Trung Bộ cho năng suất 6 tấn/ha, ở đồng bằng sông Cửu Long cho năng suất 10 tấn/ha. Nhận xét nào sau đây là đúng?

  • A. Điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng,... thay đổi đã làm cho kiểu gene của giống lúa X bị thay đổi theo.
  • B. Giống lúa X có nhiều mức phản ứng khác nhau về tính trạng năng suất.
  • C. Năng suất thu được ở giống lúa X hoàn toàn do môi trường sống quy định.
  • D. Tập hợp tất cả các kiểu hình thu được về năng suất được gọi là mức phản ứng của kiểu gene quy định tính trạng năng suất của giống lúa X.

Câu 13. Đặc trưng di truyền của quần thể thể hiện ở

  • A. tần số allele và thành phần kiểu gene.
  • B. tỉ lệ giới tính của quần thể.
  • C. mật độ cá thể của quần thể.
  • D. tỉ lệ các nhóm tuổi trong quần thể.

Câu 14. Khẳng định nào sau đây về lai hữu tính là không đúng?

  • A. Cá thể mới được tạo ra có sự kết hợp vật chất di truyền từ hai cá thể thông qua sinh sản hữu tính.
  • B. Hai cá thể bố mẹ có thể cùng giống hoặc khác giống.
  • C. Hai cá thể bố mẹ bắt buộc thuộc các giống khác nhau.
  • D. Cá thể mới được tạo ra thường có ưu thế lai so với bố mẹ.

Câu 15. Người ta đã sử dụng kĩ thuật nào sau đây để phát hiện sớm bệnh phenylketon niệu ở người?

  • A. Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường.
  • B. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
  • C. Cho chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X.
  • D. Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích DNA.

Câu 16. Trong kĩ thuật chuyển gene có bước nào sau đây?

  • A. Tạo các dòng thuần chủng khác nhau.
  • B. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến.
  • C. Lai các dòng thuần chủng khác nhau.
  • D. Đưa DNA tái tổ hợp vào tế bào nhận.

Câu 17. Màu sắc lông của cáo tuyết bắc cực là màu trắng vào mùa đông, màu nâu vào mùa hè. Đây là kết quả của quá trình nào sau đây?

  • A. Sự tương tác giữa kiểu gene quy định màu lông và nhiệt độ của môi trường.
  • B. Màu lông thay đổi của cáo tuyết bắc cực ở hai thời điểm khác nhau là do đột biến gene làm allele quy định lông đen thành allele quy định lông trắng.
  • C. Thức ăn mà cáo ăn ở hai mùa trong năm khác nhau gây ra sự khác biệt về màu lông.
  • D. Ánh sáng thay đổi ở hai mùa gây ra sự thay đổi về màu sắc lông cáo tuyết bắc cực.

Câu 18. Xét tổ hợp gen TRẮC NGHIỆMDd, nếu tần số hoán vị gen là 18% thì tỉ lệ phần trăm các loại giao tử hoán vị của tổ hợp gen này là 

  • A. ABD = Abd = aBD = abd = 4,5%. 
  • B. ABD = ABd = abD = abd = 9,0%. 
  • C. ABD = ABd = abD = abd = 4,5%. 
  • D. ABD = Abd = aBD = abd = 9,0%.

Câu 19. Hiện tượng nào sau đây không phải là thường biến?

  • A. Tắc kè đổi màu theo nền môi trường.
  • B. Số lượng hồng cầu tăng lên khi di chuyển lên vùng cao.
  • C. Cây bàng rụng lá vào mùa đông, sang xuân lại đâm chồi nảy lộc.
  • D. Người mắc hội chứng Đao thường thấp bé, má phệ, khe mắt xếch, lưỡi dày

Câu 20. Trình tự các bước tạo giống bằng phương pháp lai hữu tính là

(1) Tạo các dòng thuần chủng từ các giống thu thập được;

(2) Lựa chọn cá thể lai có ưu thế lai nhất;

(3) Thu thập các giống có đặc tính quý;

(4) Lai các cặp bố mẹ thuộc các dòng thuần chủng khác nhau để tạo cá thể lai.

  • A. (3) → (1) → (4) → (2).                                       
  • B. (3) → (2) → (4) → (1).        
  • C. (3) → (4) → (1) → (2).                                        
  • D. (3) → (4) → (2) → (1).   

Câu 21. Điều luật cấm kết hôn gần dựa trên cơ sở di truyền nào?

  • A. Ngăn cản tổ hợp allele trội làm thoái hóa giống.
  • B. Hạn chế dị tật do allele lặn gây ra.
  • C. Đảm bảo luân thường đạo lí làm người.
  • D. Thực hiện thuần phong mỹ tục của dân tộc.

Câu 22. Giống cây bông được chuyển gene kháng sâu hại từ vi khuẩn là thành tựu của phương pháp tạo giống nhờ

  • A. cấy truyền phôi.
  • B. gây đột biến.
  • C. nhân bản vô tính.
  • D. công nghệ gene.

Câu 23. Nhận định nào sau đây đúng về bộ NST đồ (karyotype) trong hình dưới đây?

TRẮC NGHIỆM

  • A. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới bình thường.
  • B. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới bình thường.
  • C. Bộ NST đồ (karyotype) của người nam giới mắc hội chứng Down.
  • D. Bộ NST đồ (karyotype) của người nữ giới mắc hội chứng Down.

Câu 24. Kiểu hình của một cơ thể bị chi phối (các) yếu tố nào sau đây?

  • A. Kiểu gene.
  • B. Môi trường.
  • C. Kiểu gene và môi trường.
  • D. các cơ thể sinh vật khác sống trong cùng môi trường.

Câu 25. Cho một số thao tác cơ bản trong quy trình chuyển gene tạo ra chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin của người như sau:

(1) Tách plasmid từ tế bào vi khuẩn và tách gene mã hóa insulin từ tế bào người.

(2) Phân lập dòng tế bào chứa DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người.

(3) Chuyển DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người vào tế bào vi khuẩn.

(4) Tạo DNA tái tổ hợp mang gene mã hóa insulin của người.

  • A. (1) ® (2) ® (3) ® (4).
  • B. (2) ® (4) ® (3) ® (1).
  • C. (2) ® (1) ® (3) ® (4).
  • D. (1) ® (4) ® (3) ® (2).

Xem đáp án

Nội dung quan tâm khác

Bình luận

Giải bài tập những môn khác